Cầu trục bị rò rỉ điện: Nguyên nhân và & Cách khắc phục

Cầu trục bị rò rỉ điện ra ngoài sẽ làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến quá trình sử dụng thiết bị cũng như độ an toàn cho người vận hành. Đối với tình trạng này còn là một trong những hiện tượng chạm mát điện ở bên ngoài. Vậy cụ thể về nguyên nhân và cách khắc phục thế nào, bạn hãy cùng DLMECO điểm qua những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết cầu trục bị rò rỉ điện ra ngoài

Thực tế có rất nhiều biểu hiện để bạn nhận biết được tình trạng cầu trục gặp hiện tượng rò điện ra ngoài. Cụ thể về một vài dấu hiệu cơ bản để bạn cùng nắm rõ như sau:

  • Cảm giác tê tê: Người vận hành chạm vào tải nâng hay móc cẩu, cảm nhận thấy hiện tượng tê tê hay râm ran. Đó chính là dấu hiệu cho thấy dòng điện nhỏ sẽ chảy qua cơ thể.
  • Tia lửa điện: Hiện tượng này có thể xuất hiện tại những điểm tiếp xúc ở những bộ phận điện của cầu trục. Đối với hiện tượng này xảy ra khi đang có sự cố trong phần kết nối điện hay cách điện bị hư hỏng.
  • Xảy ra tình trạng âm thanh bất thưởng: Cầu trục đều có thể phát ra các tiếng kêu lạ hay có nổ nhỏ, điểm này thưởng chỉ ra rằng với sự cố về điện hay hư hỏng trong tất cả bộ phận điện.
  • Cầu trục hoạt động không ổn định: Khi cầu trục di chuyển giật cục, khó để điều khiển hay có hiện tượng bị rung lắc bất thường. Đây được xem là dấu hiệu từ sự cố điện làm ảnh hưởng đến hiện tượng hoạt động của mỗi thiết bị.
Dễ dàng nhận biết tình trạng cầu trục bị rò rỉ điện ra ngoài
Dễ dàng nhận biết tình trạng cầu trục bị rò rỉ điện ra ngoài

Những rủi ro gặp phải khi cầu trục bị rò rỉ điện

Đối với hiện tượng cầu trục rò rỉ điện thường mang đến rất nhiều rủi ro gặp phải trong quá trình sử dụng. Cụ thể về một vài rủi ro thường gặp ảnh hưởng đến quá trình hoạt động như sau:

  • Nguy cơ đến độ an toàn điện: Tình trạng rò rỉ điện đều có thể dẫn đến nguy cơ bị sốc điện cho người dùng hay người làm việc xung quanh. Với điểm này đều có thể dẫn đến tình trạng chấn thương rất nghiêm trọng hay thậm chí tử vong.
  • Thiệt hại về thiết bị: Với hiện tượng cầu trục bị rò rỉ điện đều có thể làm hư hỏng linh kiện điện tử hay các phần tử cầu trục luôn dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất hoạt động hoặc gây đến sự cố đột ngột.
  • Tình trạng cháy nổ: Khi bị rò điện có thể dẫn đến nhiệt độ cao và gây ra tia lửa điện, với điểm này sẽ là tiềm ẩn nguy cơ bị cháy nổ, và đặc biệt cầu trục hoạt động ở môi trường có vật liệu dễ cháy nổ.
  • Giảm tuổi thọ cho thiết bị: Đối với việc tiếp xúc cùng điện áp không như mong muốn đều có thể giảm tuổi thọ của cầu trục và yêu cầu việc sửa chữa hay thay thế sớm hơn so với dự kiến.
  • Bị gián đoạn trong sản xuất: Mọi sự cố do ảnh hưởng của rò điện đều có thể làm gián đoạn mọi hoạt động cầu trục, và ảnh hưởng đến tiến độ trong sản xuất cũng như làm giảm hiệu quả công việc.
  • Ảnh hưởng về môi trường làm việc: Các tiếng nổ, tia lửa điện, hay các cảm giác tê tê mỗi khi chạm vào cầu trục đều gây ra hoang mang, mất tập trung cho công việc, và dẫn đến tai nạn lao động.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng cầu trục

Ảnh hưởng lớn khi bị rò rỉ điện gây hại đến người dùng
Ảnh hưởng lớn khi bị rò rỉ điện gây hại đến người dùng

Nguyên nhân dẫn đến cầu trục bị rò điện ra ngoài

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị cầu trục bị rò rỉ điện ra ngoài. Bạn cần nắm rõ và đưa ra hướng xử lý hiệu quả như sau:

  • Phần cách điện kém: Với lớp cách điện ở trên dây dẫn và cáp điện đều có thể bị lão hóa, hư hỏng, mài mòn hay bị ẩm ướt, làm giảm hiệu quả khi cách điện.
  • Lỗi về kết nối: Mọi mối nối điện đều có thể không đủ chắc chắn, bị oxy hóa và ăn mòn sẽ dẫn đến tình trạng tiếp xúc kém và rò điện.
  • Tình trạng thiết bị hư hỏng: Mọi thành phần trong đó như Contactor, Động cơ, Linh kiện điện tử, Biến áp có trong bảng điều khiển hay thiết bị khác đều bị gặp sự cố gà dẫn đến rò điện.
  • Cầu quá tài: Đối với việc thường xuyên cẩu quá tài đều có thể dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và làm hư hỏng bộ phận điện.
  • Môi trường hoạt động không tốt: Thiết bị phải làm ở môi trường ẩm ướt, bụi bẩn hay hóa chất ăn mòn làm giảm đi khả năng cách điện.
  • Lỗi về thiết kế hay lắp đặt: Hệ thống điện luôn được thiết kế không hợp lý hay thiếu biện pháp giúp bảo vệ cần thiết nhất. Việc lắp đặt không đúng kỹ thuật hay không tuân thủ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sẽ dẫn đến sự cố rò điện.
  • Sự cố về hệ thống nối đất: Tình trạng nối đất của cầu trục không hoạt động đúng cách, hay bị hư hỏng, chúng có thể sẽ không mang lại hiệu quả trong quá trình dẫn dòng điện bị lỗi ra ngoài đảm bảo an toàn.
  • Bảo trì không đầy đủ: Việc bảo trì định kỳ và kiểm tra bộ phận điện của cầu trục không thường xuyên sẽ dẫn đến hư hỏng và gặp sự cố bất thường.
  • Thiết bị đã quá cũ: Thiết bị sử dụng đã quá cũ khi phải sử dụng lâu ngày sẽ gặp nhiều vấn đề về điện gồm có cả tình trạng rò điện.
Những nguyên nhân cơ bản khi cầu trục bị rò điện
Những nguyên nhân cơ bản khi cầu trục bị rò điện

Những bước khắc phục về sự cố cầu trục bị rò rỉ điện

Đã nắm rõ về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng cầu trục rò điện ở trên rất phổ biến. Khi phát hiện các biểu hiện ở trên phải có biện pháp xử lý ngay để đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị. Cụ thể trong phần dưới đây là một vài hướng khắc phục mang lại hiệu quả và an toàn nhất:

Bước 1 – Phải ngắt điện cho cầu trục:

Cần cắt toàn bộ nguồn điện được cung cấp đến cầu trục giúp ngăn chặn điện tiếp tục rò rỉ ra ngoài và gây ảnh hưởng.

Bước 2 – Xác định vị trí bị rò điện:

Dùng đồ hồ vạn năng để kiểm tra điện trở cách điện tại dây dẫn và các bộ phận giúp xác định vị trí rò điện. Quan sát kỹ lưỡng các bộ phận để hiểu rõ dấu hiệu bị cháy nổ, mài mòn, nứt vỡ hay mối nối bị lỏng lẻo. Nên sử dụng máy đo chuyên dụng cho tình huống phức tạp, để giúp xác định vị trí rò điện thật chính xác.

Bước 3 – Tiến hành sửa lỗi cầu trục bj rò rỉ điện:

Cần thay thế các bộ phận bị hư hỏng như: thay dây dẫn, cáp điện, các mối nối hoặc thiết bị điện đã không còn đủ điều kiện đảm bảo sử dụng tốt nhất. Phải kiểm tra kỹ lưỡng và siết chặt mọi mối nối, giúp đảm bảo tiếp xúc tốt và bỏ qua các tiếp điểm kém. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các bộ phận khi bị bẩn hay ẩm ướt giúp duy trì về hiệu suất cũng như độ an toàn. Nên thường xuyên kiểm tra hệ thống cách điện giúp đảm bảo mọi lớp cách điện được phục hồi an toàn và mang đạt đúng tiêu chuẩn an toàn.

Bước 4 – Kiểm kiệm lại hệ thống

Khi đã hoàn tất việc sửa chữa ở trên, bạn cần thử nghiệm lại toàn bộ hệ thống để xác nhận không còn tình trạng cầu trục bị rò rỉ điện. Cần sử dụng đồ hồ vạn năng để tiến hành đo lại điện trở cách điện cũng như việc đảm bảo mọi vấn đề được khắc phục tốt nhất.

>>> Xem thêm: Thời điểm bảo dưỡng cầu trục đúng quy định

Hướng khắc phục dễ dàng và hiệu quả từ từ chuyên gia
Hướng khắc phục dễ dàng và hiệu quả từ từ chuyên gia

Những biện pháp giúp phòng ngừa cầu trục bị rò điện

Đã cơ bản có được các bước thực hiện xử lý cầu trục bị rò rỉ điện ở trên khá hiệu quả và chuyên nghiệp. Nhưng để đảm bảo quá trình sử dụng an toàn và chất lượng, cùng nắm rõ về các biện pháp phòng ngừa như sau:

Kiểm tra định kỳ hệ thống cách điện của cầu trục

Nên thường xuyên kiểm tra định kỳ các phần cách điện của dây dẫn, cáp điện cùng các bộ phận giúp phát hiện và thay thế phần bị hư hỏng, bào mòn hay bị ẩm ướt. Nên lựa chọn vật liệu cách điện với chất lượng cao và thích hợp cho điều kiện làm việc giúp giảm tình trạng bị hư hỏng.

Đảm bảo khả năng kết nối điện chắc chắn

Cần kiểm tra và bảo trì mối nối điện giúp đảm bảo chắc chắn và không bị oxy hóa hay ăn mòn. Thay thế và sửa chữa những điểm tiếp xúc kém giúp tránh tình trạng bị rò rỉ điện.

Quản lý về tải trọng của cầu trục

Đảm bảo không được vượt quá khả năng tải trọng của cầu trục giúp tránh quá nhiệt hay hư hỏng các bộ phận điện. Nên cân nhắc kỹ lưỡng việc lắp đặt về cảm biến tải trọng từ đó dễ dàng theo dõi và cảnh báo khi vượt quá mức cho phép.

Kiểm soát kỹ về môi trường làm việc

Cần sử dụng lớp bảo vệ chống ẩm, bụi bẩn bằng hóa chất cho bộ phận điện. Đảm bảo về điều kiện làm việc, quản lý về độ ẩm cùng nhiệt độ, giúp giảm thiểu về tác động xấu đến thiết bị.

Đảm bảo việc thiết kế và lắp đặt đúng kỹ thuật:

Cần đảm bảo cho hệ thống điện luôn được thiết kế đúng theo cách và đầy đủ các biện pháp bảo vệ như: thiết bị ngắt mạch hay cầu chì. Nên lắp đặt đúng theo quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn.

Đào tạo và nâng cao về nhận thức

Nên đào tạo người vận hành cùng nhân viên bảo trì về quy chuẩn an toàn cùng cách nhận diện dấu hiệu đến sự cố điện. Nhân viên phải báo cáo ngay khi có bất kể tình trạng bất thưởng hay sự cố nào để có hướng xử lý tốt nhất.

Nên sử dụng thiết bị đo kiểm tra điện:

Cần sử dụng những loại thiết bị đo điện như: đồng hồ đo điện áp, đo điện trở cách điện, nhằm kiểm tra và phát hiện sớm các hiện tượng bị rò điện.

Việc thực hiện các biện pháp không những giúp khắc phục hiện tượng cầu trục bị rò rỉ điện còn đảm bảo an toàn cho người dùng. Đặc biệt, giúp tăng cường về hiệu suất hoạt động của thiết bị cầu trục mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin chia sẻ chính xác nhất về cầu trục bị rò rỉ điện ra ngoài, với các nguyên nhân và hướng xử lý dễ dàng. Chắc chắn với các thông tin này đã mang đến cho người sử dụng một thiết bị sử dụng an toàn và chất lượng. Đừng quên theo dõi kênh DLMECO để tìm hiểu thêm các thông tin mới và lựa chọn sản phẩm đúng theo nhu cầu của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
Zalo
Messenger
Email