Cầu trục chạy chung ray là gì? Đây là một trong những chủ đề mà rất nhiều người thắc mắc và cần lời giải trong thời gian gần đây. Với nhu cầu bốc dỡ hàng hóa có khối lượng nặng ngày càng đa dạng và phong phú trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, việc sử dụng thiết bị để hỗ trợ luôn được sử dụng khá nhiều, đặc biệt với thiết bị nâng hạ. Trong bài viết dưới đây, DLMECO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thắc mắc đưa ra và ứng dụng của chúng trong thực tế.
Tìm hiểu về cầu trục chạy chung ray nghĩa là gì?
Trên cùng một hệ thống dầm đỡ ray thưởng chỉ thiết kế 1 bộ cầu trục hoạt động. Nhưng trong đó, để tận dụng tối đa về hiệu suất làm việc, nhiều người đã tự thiết kế nhiều bộ cầu trục được chạy trên cùng đường ray và điện dọc.
Đặc biệt, tại các khu vực nhà máy, phân xưởng sẽ gặp những công trình này rất nhiều. Chúng được lắp đặt để chạy trên cùng hệ thống dầm đỡ với mục đích nâng hạ và di chuyển hàng hóa mang lại hiệu suất lao động nhanh nhất. Trong đó với 2 loại dầm đỡ thường được sử dụng phổ biến nhất là: cầu trục dầm đơn 3 và dòng cầu trục 5 tấn.
Điểm nổi bật của cầu trục chạy chung ray
Đã hiểu rõ về dòng thiết bị này được phân tích chi tiết ở trên, nhưng để nắm rõ về những giá trị vượt trội chúng mang lại như thế nào? Trong phần dưới đây, DLMECO đã tổng hợp các ưu điểm khác biệt như sau:
- Cầu trục chạy chung ray được tận dụng mọi đường ray chạy, hệ thống dầm cùng điện dọc.
- Giúp tiết kiệm về chi phí đầu tư, đặc biệt chi phí nhân công, và giúp tối ưu hóa về khâu hao cho doanh nghiệp.
- Mang lại năng suất bốc dỡ hàng hóa liên tục không phải đợi cầu trục, khả năng nâng cao với hiệu suất lao động lớn nhờ sự kết hợp giữa các chuyển động của cầu trục. Từ điểm này có thể giúp di chuyển vật liệu cũng như hàng hóa đến vị trí như mong muốn rất nhanh chóng và hiệu quả. Không làm chậm đi tiến độ thi công trong công việc của mỗi doanh nghiệp.
- Được lắp đặt đúng tiêu chuẩn, đảm bảo nhanh chóng, an toàn trong suốt quá trình sử dụng.
Cấu tạo của cầu trục chạy chung ray đơn giản
Nhằm hiểu rõ hơn về các thành phần cũng như cấu tạo của dòng thiết bị này chính xác nhất. Cụ thể về các thông tin được chúng tôi thống kê đầy đủ như sau:
Thành phần chính trong cầu trục
Đối với thiết bị cầu trục chạy chung ray luôn được thiết kế từ các thành phần cơ bản. Trong đó với các bộ phận mà bạn cần nắm rõ như sau:
- Dầm chính – Được sử dụng để lắp đặt thêm Pa lăng nâng hạ cùng các phụ kiện điện. Đây được xem là bộ phận chịu tải lớn của cầu trục cùng kết cấu từ thép có khả năng nâng từ 1 tấn trở lên.
- Pa lăng nâng hạ – Đây chính là tời nâng, con lợn hay con rùa mà mọi người thường gọi. Với thiết bị này được dùng để lắp đặt ở dưới dầm chính hay bên trên nhưng tùy vào từng loại cầu trục riêng biệt.
- Dầm biên (dầm đầu) – Bộ phận chạy của cầu trục, với 2 bộ dầm biên được kết nối cùng dầm chính đúng theo dạng gối đỡ tùy theo từng thiết kế.
- Hệ thống cấp điện – Thành phần khá quan trọng, giúp cho cầu trục hoạt động trơn tru hơn, ít bị trục trặc.
- Tủ điện – Phần điều khiển cầu trục và được coi như bộ não điều chỉnh mọi hoạt động cầu trục.
Cấu tạo hệ thống cầu trục chạy chung ray
Bạn cũng biết, đường ray cầu trục chính là phần rất quan trọng được dùng để lắp đặt hệ thống cầu trục. Bởi vậy, hệ thống ray luôn giúp cho bánh xe dễ dàng di chuyển mang lại hiệu quả an toàn và êm ái nhất. Đối với việc lựa chọn và lắp đặt ray cầu trục cần đảm bảo các yếu tố an toàn giúp cho cầu trục được phát huy một cách hiệu quả nhất.
Đối với dầm đỡ thông thường, khi lắp đặt hệ thống cầu trục chạy chung ray đều được kết hợp với 2 loại chính: ray nằm trên dầm thép và phần ray nằm trên dầm bê tông đúc sẵn. Trong đó, việc lắp đặt này gồm có:
- Dùng cọc kẹp để giữ cố định đường ray cầu trục, mỗi khi tiết kế kẹp ray chung cho cầu trục cần phải có độ cứng vừa đủ.
- Cần khoan lỗ ở trên bề mặt ray và cố định nhờ vào bulong.
- Đối với việc hàn ray trực tiếp ở trên dầm đỡ nhờ vào vật liệu hàn thích hợp nhất để tránh tình trạng biến dạng hàn.
Ứng dụng và nguyên tắc khi sử dụng cầu trục chạy chung ray
Ngoài việc nắm rõ về các thông tin cơ bản của dòng thiết bị nâng hạ này ở trên khá đầy đủ và chính xác nhất. Nhưng với nguyên tắc và ứng dụng của sản phẩm được hiểu như sau:
Ứng dụng cầu trục chạy chung ray trong công nghiệp
Phần lớn với các ngành công nghiệp hiện nay, thiết bị cầu trục chạy chung đường ray luôn được ứng dụng khá phổ biến trong việc vận chuyển và di chuyển với tải trọng lớn khác nhau. Có một số ngành sử dụng cầu trục này như: Ô tô, hóa chất, đồ uống, chế tạo, in ấn thương mại, giầy dep, kho lưu trữ,…
Cách phòng ngừa tai nạn khi sử dụng cầu trục chung đường ray
Mỗi khi sử dụng cầu trục chạy chung ray sẽ không tránh khỏi các tai nạn đáng tiếc xảy ra. Trong phần dưới đây là một vài nguyên tắc cần phòng ngừa khi sử dụng như sau:
- Cần đánh số thứ tự cho cầu trục thuận lợi trong quá trình kiểm tra và bảo dưỡng.
- Nên sử dụng loại sản phẩm phù hợp với kích thước, cũng như trọng lượng có mức tải cần nâng.
- Nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, bảo hành thiết bị.
Lời kết
Bài viết ở trên là tất cả những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ về dòng thiết bị cầu trục chạy chung ray thế nào? Đặc biệt với những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mỗi công trình. Ngoài những điều này, nếu khách hàng còn điểm gì đang vướng mắc khác hãy liên hệ ngay với DLMECO để được giải đáp chi tiết.