Hệ thống cấp điện dọc cầu trục là hệ thống giúp cung cấp điện cho cầu trục di chuyển theo dọc nhà xưởng. Trong đó được dùng các số pa khác nhau như: 3P, 4P, 6P cùng các dòng điện như: 50A, 75A, 100a, 150A. Cụ thể về hệ thống này được cấu tạo và mang đến cho người dùng những giá trị nổi bật dưới đây.
Tổng quan sơ bộ về hệ thống cấp điện dọc cầu trục
Hệ thống cấp điện dọc cầu trục là loại hình cung cấp điện cho cầu trục sẽ di chuyển chạy theo dọc nhà xưởng. Trong đó, thường được dùng điện an toàn cùng các số pha và dòng điện khác nhau như: 3P, 4P, 6P và 50A, 75A, 100a, 15A. Tùy vào từng nhu cầu sử dụng cầu trục với tần suất khác nhau mà kỹ sư sẽ lựa chọn với loại ray thích hợp nhất.
Đối với hệ thống điện dọc luôn có khả năng căng kéo ray tại 2 đầu giúp căng ray điện, kết hợp cùng thanh đỡ và kẹp ray. Đối với ray điện an toàn chính là loại ray được thiết kế lớp vỏ bọc nhựa hay cao su giúp ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp giữa người và ray khi có sự cố xảy ra.

Các thành phần cấu tạo lên hệ cấp điện dọc cho cầu trục
Trong phần trên đã cơ bản nắm rõ về hệ thống cấp điện dọc cầu trục như thế nào khá chính xác và đầy đủ nhất. Hiện nay, với hệ thống này đang được tổng hợp các các phần khác nhau ở dưới đây:
- Chổi tiếp điện: Được sử dụng để kết nối giữa ray điện cùng tủ điện cầu trục. Trong đó, chổi được làm từ than chì hay đồng mang lại khả năng chịu mài mòn và có nhiệt độ cao.
- Kẹp ray máng C: Đây là bộ phận giúp cố định thanh ray C lên kết cấu cầu trục hoặc dầm đỡ. Đảm bảo đường ray không bị xê dịch khi xe con hoặc cầu trục di chuyển. Thường làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng có độ bền cao.
- Thanh đỡ ray C: Là thanh kim loại (thường bằng thép mạ kẽm hoặc inox) dùng để đỡ và cố định hệ ray C. Giúp duy trì khoảng cách hợp lý giữa các đoạn ray, đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru. Lắp đặt song song với dầm cầu trục.
- Kéo căng ray: Là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ căng chỉnh hệ ray để tránh tình trạng chùng dây khi di chuyển. Đảm bảo các tiếp điểm của chổi điện luôn tiếp xúc tốt với ray điện, duy trì dòng điện ổn định. Thường được lắp ở điểm cuối của hệ thống ray cấp điện.

Những ưu điểm vượt trội của hệ cấp điện dọc
Qua những phần chia sẻ ở trên đã cơ bản nắm rõ về hệ thống cấp điện dọc cầu trục như thế nào. Hiện nay, dòng sản phẩm này đang mang lại rất nhiều giá trị sử dụng nổi bật khác biệt như sau:
Đảm bảo an toàn và ổn định
Hệ thống cấp điện dọc cầu trục luôn giúp bảo vệ cho dây cáp tránh mọi tác động từ bên ngoài như: ma sát, va đập, hạn chế các rủi ro về điện. Các con chạy lấy điện tiếp xúc ổn định với ray điện, đảm bảo nguồn điện liên tục cho cầu trục hoạt động.
Thiết kế linh hoạt, dễ dàng lắp đặt
Được thiết kế với các bộ phận như: thanh đỡ ray C, kẹp ray, kéo căng giúp việc lắp đặt nhanh chóng và thuận tiện. Thích hợp với nhiều loại cầu trục: Có thể áp dụng cho nhiều hệ thống cầu trục từ nhỏ đến lớn.
Độ bền cao, chi phí bảo trì thấp
Sử dụng loại vật liệu bền bỉ làm cho thanh ray C thường làm bằng thép mạ kẽm hoặc inox, chịu lực tốt và chống ăn mòn. Ít hao mòn trong quá trình sử dụng: Hệ thống ít bị hỏng hóc, giảm chi phí bảo trì và thay thế linh kiện.
Đảm bảo hiệu suất làm việc cao
Không gây cản trở di chuyển của cầu trục với hệ ray C bố trí gọn gàng, không ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Hệ thống không bị gián đoạn khi cầu trục di chuyển, giúp thiết bị hoạt động liên tục với hiệu suất cao.
Khả năng mở rộng và nâng cấp dễ dàng
Hệ thống ray C có thể dễ dàng mở rộng thêm khi cần nâng cấp hoặc thay đổi công suất hoạt động của cầu trục.

Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin đã tổng hợp chính xác về hệ thống cấp điện dọc cầu trục khá chính xác và đầy đủ. Chắc chắn với những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ về hệ điện dọc sử dụng trong cầu trục ra sao và từ đó đưa ra lựa chọn phụ kiện chính xác. Để được tư vấn đầy đủ, hãy liên hệ trực tiếp với DLMECO sẽ được chuyên gia giải mã chính xác.