Cách đấu contactor 3 pha đang là chủ đề được rất nhiều anh em kỹ thuật đặc biệt quan tâm để mang lại hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Bạn cũng biết, Contactor chính là một trong những loại thiết bị rất quan trọng của các đơn vị sản xuất nhằm đảm bảo an toàn tốt nhất cho thiết bị điện. Vậy cụ thể về cách đấu nối contactor loại 3 pha như thế nào? Mời anh em cùng chuyên gia DLMECO khám phá chi tiết trong bài viết sau.
Xem thêm: Cách đấu contactor 1 pha
Những việc cần làm trước khi đấu nối contactor 3 pha
Nhằm thực hiện đúng quy cách đấu contactor 3 pha hiệu quả và dễ dàng nhất. Trước hết, anh em cần nắm rõ về các việc cần làm được quy định trong phần dưới đây:
Ngắt hệ thống điện trước khi thực hiện đấu nối contactor
Trước khi bắt đầu thực hiện đúng cách đấu contactor 3 pha đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất. Anh em cần ngắt toàn bộ hệ thống điện trước khi thực hiện, nhằm tránh các tình trạng xảy ra như sau:
Cần ngắt cầu dao tự động MCCB 3P
Với bộ ngắt động 3 cực luôn được xem là sự lựa chọn tốt nhất với nguồn điện 3 pha, được sử dụng để chuyển đổi nguồn cấp điện. Khi thực hiện cách đấu contactor 3 pha, bạn cần sử dụng đến CB. Điểm này luôn giúp mạch điểm được đảm bảo an toàn tốt nhất trong và sau khi nối. Không những thế, bạn dễ dàng đóng nguồn điện vào bất kể lúc nào theo mong muốn. Khi cần đến điều khiển dây trung tính đều có thể sử dụng loại cầu dao 4 cực.
Ngắt contactor từ tính MC LkS
Với những tiếp điểm có trong contactor MC được sử dụng để khởi động hay tắt động cơ 3 pha. Đây cũng được xem là loại relay điện. Chúng được sử dụng trong việc kết nối điện 3 pha rất đơn giản và nhanh chóng.
Tiến hành relay nhiệt quá tải O/L trong cách đấu contactor 3 pha
Nhằm đảm bảo sự an toàn tốt nhất cho động cơ điện, phòng các tình trạng cháy nổ xảy ra khi dòng điện đi qua động cơ cảm ứng, bạn cần lựa chọn loại thiết bị rơ le quá tải. Hiện tại, trên thị trường đang có 2 loại rơ le quá tải được dùng là: Rơ le nhiệt và Rơ le điện tử.
Chuẩn bị công tắc nhấn nhả động cơ
Với công tắc này được dùng để đảm bảo cho quá trình thực hiện tắt / bật động cơ dễ dàng. NC chính là nút nhấn bình thường, và được thiết kế bên trong mạch đóng. Người điều khiển sẽ nhấn vào nút khiến cho mạch hở, giúp người dùng dễ dàng phân biệt 2 nút này thì NC được ký hiệu màu Đỏ, NO sẽ hiển thị màu Xanh lục.
Chuẩn bị công tắc NO để nhấn mở
NO chính là ký hiệu cho việc mở mở mạch điện hở thông thường. Nhưng khi người dùng nhấn vào nút này thì mạch sẽ chuyển thành mạch NC. Đây cũng được xem là điều rất quan trọng, người dùng cần biết rõ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Tìm hiểu về sơ đồ chỉ dẫn cách đấu contactor 3 pha
Ngoài việc nắm rõ việc ngắt hệ thống theo các yêu cầu đưa ra ở trên, anh em cần tìm hiểu qua sơ đồ chỉ dẫn cụ thể được mô phỏng chi tiết dưới đây.
Nói chung, với cách đấu contactor 3 pha diễn ra không hề khó khăn, anh em chỉ cần chú tâm và nắm rõ về sơ đồ cấu tạo đều dễ dàng thực hiện trong bất kể trường hợp nào. Dựa vào hình ảnh mô phỏng ở trên, ta dễ dàng thấy được khởi động từ có nhiệm vụ điều khiển bơm nước thông qua công tác mực nước nâng hạ.
Hướng dẫn cách đấu contactor 3 pha dễ dàng và chính xác
Thực chất việc thực hiện cách đấu contactor 3 pha cùng relay từ bộ ngắt mạch diễn ra không hề khó. Điểm quan trọng nhất vẫn là làm theo các bước chỉ dẫn, nhằm đảm bảo an toàn và quy trình điều khiển của động cơ đúng quy trình như sau:
- Bước 1 – Tiến hành đấu dây MCCB, lưu ý trong bước này không được bật nút ON.
- Bước 2 – Lựa chọn và nhấn vào nút dẫn nối relay nhiệt, được đi cùng cuộn coil contactor. Đây được xem với nhiều tên khác nhau, cũng có thể là dây dẫn nhỏ hay dây điều khiển.
- Bước 3 – Đấu nối dây rơ le quá tải được kết nối với contactor.
- Bước 4 – Nối hai điểm MCCB cùng Contactor lại với nhau
- Bước 5 – Kết nối relay quá tải với bộ phận nguồn cung cấp động cơ.
- Bước 6 – Thực hiện việc nối dây te âm đất để có thể đi thẳng vào bộ hận thân mô tơ.
Như vậy chỉ cần thực hiện với 6 bước chỉ dẫn rất đơn giản đã giúp anh em có thể đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả. Chắc chắn với cách đấu contactor 3 pha này đã mang lại cho người dùng một sản phẩm hoàn hảo và hiệu quả.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện đấu nối contactor 3 pha
Đã được thực hiện rất đơn giản và dễ dàng với các bước chỉ dẫn đấu nối contactor 3 pha ở trên. Nhưng đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Cần phân biệt và cách lý rõ ràng giữa mạch động lực cùng mạch điều khiển, nhằm mang lại sự thuận lợi khi sửa chữa, hay thay thế về sau.
- Các đầu kết nối cần đảm bảo an toàn, bắt mắt và bền chắc.
- Nên chọn lựa dùng contactor đúng theo công suất, không được lãng phí trong suốt quá trình sử dụng thiết bị điện.
- Tạo ra một sơ đồ về nguyên lý, lắp đặt nhằm giúp quá trình bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng.
Lời kết
Bài viết ở trên là tất cả những thông tin chia sẻ đến anh em về cách đấu contactor 3 pha rất đầy đủ và hiệu quả. Mong rằng với những kiến thức này đã mang lại cho người dùng một thiết bị sử dụng an toàn và chất lượng nhất. Ngoài ra, còn điều gì vướng mắc khác, hãy liên hệ đến DLMECO để được tư vấn đầy đủ.