Hướng dẫn cách lắp đặt cổng trục hiệu quả và chuyên nghiệp

Lắp đặt cầu trục chính là công đoạn khá quan trọng và cần thiết với mỗi người khi sử dụng tại nhà xương, cơ sở sản xuất. Trong suốt quá trình thực hiện thường trải qua 4 bước cơ bản: Chuẩn bị, Lắp đặt, Lắp ráp bộ phận và Kiểm tra thử tải. Vậy cụ thể về các bước tiến hành mang lại hệ thống cầu trục hiệu quả được DLMECO tổng hợp chi tiết trong bài viết sau.

Bước 1 – Tiến hành chuẩn bị công đoạn lắp đặt cầu trục

Khi thực hiện việc lắp đặt cầu trục cần đảm bảo chi tiết với một vài bước rất quan trọng và cần thiết. Bạn cần nắm rõ như sau:

  • Đánh giá về vị trí lắp đặt – Đối với việc kiểm tra vị trí lắp đặt luôn là điều khá quan trọng, trong đó có các yếu tố như: độ lún của đất nền, không gian lắp đặt, và các yếu tố ngoại cảnh,… Tất cả đều do kỹ sư có kinh nghiệm trực tiếp đánh giá và lên kế hoạch thích hợp nhất.
  • Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị – Để tiến hành việc lắp đặt cầu trục hiệu quả, khâu chuẩn bị thiết bị đầy đủ rất cần thiết với các phần như: máy hàng, cần cẩu, xe nâng,…
  • Chuẩn bị nhân viên – Với đội ngũ kỹ sư, thợ hàn, thợ điện,…cần đảm bảo đầy đủ để thực hiện việc lắp đặt đúng theo kế hoạch đưa ra. Tất cả nhằm đảm bảo đúng với tiến độ được đưa ra theo kế hoạch trước đó.
Bước 1 - Chuẩn bị phụ kiện cầu trục
Bước 1 – Chuẩn bị phụ kiện cầu trục

Bước 2 – Lắp đặt đường ray cho cầu trục

Đối với việc lắp đặt đường ray cho cầu trục diễn ra cũng rất đơn giản và dễ dàng. Người dùng chỉ cần thực hiện theo các chỉ dẫn như sau:

  • Xác định rõ đường ray cầu trục theo khẩu độ đã yêu cầu. Tiến hành đánh vị trí lắp đặt ray ở trên nền nhà xưởng và khoan lõi. Dùng tấm đế thép đánh dấu trên nền nhà xưởng.
  • Tiến hành khoan lỗ, bắt bulong cố định đế thép lại.
  • Đặt hệ thống đường ray ở trên tấm đế thép. Căn chỉnh cho đường ray cùng hàn kép ray vào phần tấm đế ray.
Bước 2 - Lắp đặt hệ thống đường ray cho cầu trục
Bước 2 – Lắp đặt hệ thống đường ray cho cầu trục

Bước 3 – Thực hiện lắp đặt cầu trục

Đối với quá trình lắp đặt cầu trục được thực hiện rất đơn giản và dễ dàng, đây cũng được xem là bước quan trọng nhất. Bạn cần làm theo chỉ dẫn như sau:

Lắp đặt thiết bị pa lăng với dầm chính

Phần Pa lăng điện luôn đảm nhiệm việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa và được lắp đặt vào phần dầm chính. Với thiết bị này cần được căn chỉnh thật chính xác, kiểm tra kỹ lưỡng để vận hành hiệu quả trước khi đi đến hoạt động.

  • Điều chỉnh khoảng cách xe Pa lăng đúng với độ rộng của tấm đáy dầm chính. Đặt cố định Pa lăng ở dưới mặt sàn, cụm bánh xe được hướng lên trên
  • Cẩu phần dầm chính và chuyển về vị trí của pa lăng. Tiếp đó hạ dầm chính xuống và chỉnh sao cho khớp với bánh xe pa lăng sẽ dừng lại.
  • Thực hiện lắp hoàn chỉnh phần cụm bánh xe bị động.
Lắp đặt thiết bị pa lăng với dầm chính
Lắp đặt thiết bị pa lăng với dầm chính

Tiến hành lắp đặt hệ thống điện ngang cầu trục

Đối với hệ thống điện ngang cũng khá quan trọng mang lại khả năng truyền tải thiết bị quả và dễ dàng. Bạn chỉ cần làm theo chỉ dẫn như sau sau:

  • Lắp đặt hệ thống kẹp ray, phanh đỡ, con lăn dẫn hướng, lăn cáp treo,… trong hệ thống cáp dẹt máng C lên trên dầm chính.
  • Thực hiện lắp đặt cáp điện lên trên hệ ray C
  • Cần đấu nối ray cáp vào trong tủ điều khiển pa lăng. Nối bộ thu điều khiển từ xa vào phần điều khiển trong thủ pa lăng.
Tiến hành lắp đặt hệ thống điện ngang cầu trục
Tiến hành lắp đặt hệ thống điện ngang cầu trục

Lắp đặt phần đấu nối các thiết bị

Đối với việc lắp đặt cầu trục với các thiết bị điện đơn giản và hiệu quả sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho hệ thống cầu trục hoạt động an toàn.

  • Lắp đặt tất cả các thiết bị điện của cầu trục như: động cơ di chuyển, công tác giới hạn hành trình, tủ điều khiển, tang cuốn cáp,…
  • Thực hiện đấu nối nguồn điện cho động cơ, giới hạn hành trình, kết nối tủ điện Pa lăng cùng tủ điện cầu trục. Đấu nối nguồn điện dành cho cầu trục vào phần cổ góp điện.

Tất cả các phần kết nối điện cần đảm bảo cần thiết nhất gồm có: bảng điều khiển, nguồn điện, công tắc giới hạn, hệ thống dừng khẩn cấp. Tất cả đều được thiết lập và kiểm tra nhằm đảm bảo mọi hoạt động đúng chuẩn và sau đó sẽ kiểm tra kết nối.

Lắp đặt phần đấu nối các thiết bị
Lắp đặt phần đấu nối các thiết bị

Bước 4 – Kiểm tra thử tải và hoàn tất lắp đặt cầu trục

Khi đã thực hiện việc lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống cầu trục, với quy trình thử tải được tiến hành đơn giản và dễ dàng luôn mang lại hệ thống hoạt động an toàn. Trong đó, với quy trình diễn ra kiểm tra và thử tải gồm có như sau:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng phần bên ngoài cầu trục gồm có: kết cấu cầu trục, mối hàn, bôi trơn, bulong,…
  • Tiến hành thử tải tĩnh
  • Thực hiện thử tải động
  • Đánh giá chi tiết về hiệu suất
  • Xác định độ an toàn: Cần xác minh mọi hoạt động của thiết bị đảm bảo an toàn, hệ thống phanh khẩn cấp, công tác giới hạn hành trình, cơ chế điều khiển cầu trục giúp đảm mọi thiết bị trên hoạt động chính xác nhất khi thử tải.

Lập ra biên bản kiểm tra: Ghi lại tất cả các kết quả trong quá trình thử tải như: lượng tải, thời gian và bất kể vấn đề nào đã quan sát và được thực hiện trong quá trình thử tải. Đối với tài liệu này sẽ giúp cho quá trình bảo trì và kiểm tra thiết bị an toàn và hiệu quả về sau.

Lời kết

Trên đây là tất cả các bước thực hiện lắp đặt cầu trục diễn ra an toàn và hiệu quả nhất. Mong rằng với những kiến thức này đã mang lại cho người dùng một thiết bị sử dụng chất lượng và uy tín nhất. Ngoài những thông tin này, bạn còn điều gì vướng mắc chỉ cần liên hệ với DLMECO sẽ được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
Zalo
Messenger
Email