Cách lắp đặt đường ray cầu trục là một trong những chủ đề được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Bạn cũng biết, đường ray cầu trục chính là bộ phận khá quan trọng cho hệ thống cầu trục giúp bánh xe có thể di chuyển an toàn và hiệu quả nhất. Đối với việc lựa chọn ray cầu trục và lắp đặt cần đảm bảo an toàn tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia DLMECO sẽ chia sẻ đến bạn về cách lắp đặt mang lại hiệu quả và an toàn nhất.
Tìm hiểu về đường ray cầu trục là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách lắp đặt đường ray cầu trục thế nào an toàn và hiệu quả nhất, bạn cần tìm hiểu về hệ thế này ra sao? Đường ray cầu trục được hiểu đúng là hệ thống dẫn với thiết kế giúp hỗ trợ di chuyển và hoạt động của cầu trục tại nhà máy, kho bãi, công trình xây dựng hay khu sản xuất công nghiệp. Với đường ray cầu trục gồm có thanh ray thép lắp đặt rất chắc chắn và giúp cầu trục di chuyển dễ dàng, an toàn trong quá trình vận hành.
Ray cầu trục được làm từ thép, chiều dài trên ray bị hạn chế, cần kết nối thuận lợi cho mọi hoạt động của cầu trục và Pa lăng. Trong đó, với một vài phần kết nối của ray như: đai ốc, bulong, kẹp ray, đệm lò xo,… tất cả mối nối của nay luôn được hàn và bắt chặt nhờ vào bulong. Khi đường ray cầu trục được lắp đặt không hàn và bắt bulong sẽ gây ra nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt đường ray cầu trục hiệu quả
Đối với cách lắp đặt đường ray cầu trục luôn là công việc rất quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao nhằm đảm bảo an toàn và có hiệu suất vận hành tốt. Trong đó, bạn cần thực hiện theo quy trình cụ thể ở dưới đây để lắp đặt đường ray mang lại hiệu quả và chính xác nhất.
Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành lắp đặt
Trước khi thực hiện cách lắp đặt đường ray cầu trục mang đến hiệu quả và an toàn tốt nhất. Bạn cần chuẩn bị cho mình các vận dụng có liên quan như sau:
- Khảo sát vị trí – Cần đánh giá thật chính xác về địa hình, kết cấu móng hay dầm tại nơi lắp đặt. Nhằm đảm bảo khu vực làm việc sạch sẽ và không có vật cản.
- Lựa chọn ray thích hợp – Tùy vào từng tải trọng và loại hình cầu trục dầm đơn hay dầm đôi để có thể lựa chọn các loại ray 3P, 4P, 6P,… hay ray vuông, ray hộp.
- Chuẩn bị thiết bị – Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ như máy hàn, máy cắt, dụng cụ căn chỉnh, kẹp ray, bulong, vật liệu cố định,…
- Kiểm tra vật liệu kỹ lưỡng – Nhằm đảm bảo thanh ray, giá đỡ cùng các phụ kiện phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng trên bề mặt ray, tranh để ray bị cong vênh hay gỉ sét.
Hướng dẫn cách lắp đặt đường ray cầu trục đơn giản
Khi đã nắm rõ về các công tác chuẩn bị đầy đủ và chính xác ở trên mang lại hiệu quả và an toàn nhất. Bạn cần thực hiện theo các bước chỉ dẫn từ hệ thống đưa ra như sau:
Bước 1 – Thực hiện lắp đặt giá đỡ
Đường ray trên cao cần tiến hành lắp đặt thép hay giá đỡ trên kết cấu nhà xưởng, luôn đảm bảo độ phẳng và chắc chắn. Với khoảng cách giữa giá đỡ cần đúng theo thiết kế kỹ thuật.
Đường ray trên mặt đất cần chuẩn bị nền móng bê tông thật chắc chắn, với khả năng chịu tải tốt, đảm bảo mặt nền phẳng và sạch trước khi lắp đặt ray.
Bước 2 – Cần định vị và cố định đường ray
Định vị thanh ray – Nên sử dụng máy Laser hay thước đo giúp căn chỉnh đường ray đúng thiết kế, với khoảng cách giữa hai ray phải đảm bảo chính xác.
Cố định ray bằng kẹp ray hay hàn – nên dùng kẹp ray để gắn ray vào giá đỡ khi có thể hàn thêm nhằm tăng độ chắc chắn. Với kẹp ray cần đảm bảo đúng vị trí, phải cách đều về khoảng cách đúng quy định.
Bước 3 – Cách lắp đặt đường ray cầu trục phải căn chỉnh chuẩn
Cần kiểm tra về độ phẳng, thẳng và song song giữa hai ray nhờ vào thiết bị đo chuyên dụng. nên sửa chữa hay điều chỉnh độ lệch trước khi cố định hoàn toàn.
Bước 4 – Tiến hàn hàn chặt nối các thanh ray
Với bước này đảm bảo về sự liền mạch, dùng hàn điện giúp nối thanh ray lại với nhau. Cần mài nhẵn các mối hàn để không tạo ra sự cản trở mỗi khi di chuyển.
Bước 5 – Thực hiện lắp đặt phụ kiện cho cầu trục
Tiến hành lắp đặt thanh giằng ngang ngang ở giữa hai hoặc để tăng thêm ổn định, gắn mọi hệ thống giảm cấn cùng thiết bị bảo vệ nhằm giảm rung lắc.
Cần kiểm tra và nghiệm thu công trình
Khi đã thực hiện hoàn tất các bước chỉ dẫn ở trên về cách lắp đặt đường ray cầu trục hiệu quả và an toàn. Bạn cần tiến hành thực hiện kiểm tra và nghiệm thu công trình với những chỉ tiêu như sau:
- Kiểm tra kỹ thuật – Đo lại tất cả thông số như độ song song, độ thẳng, cùng độ cao của ray. Cần kiểm tra về độ bền, độ chắc chắn cho các mối hàn, giá đỡ và kẹp ray.
- Tiến hành chạy thử nghiệm – Thực hiện cho cầu trục chạy dọc để tiến hành kiểm tra hoạt động, nên quan sát kỹ lưỡng các hiện tượng bất thường xay ra như: rung, lắc, tiếng ồn.
- Điều chỉnh lại lần cuối – Khi phát hiện sai lệch, tiến hành việc căn chỉnh lại trước khi thực hiện bàn giao.
Yêu cầu về chất lượng đường ray sau khi hoàn tất lắp đặt
Khi đã thực hiện thành công về cách lắp đặt đường ray cầu trục với các chỉ dẫn chi tiết ở trên rất đầy đủ và hiệu quả. Nhưng sau khi hoàn tất các công đoạn, bạn cần nắm rõ về các yêu cầu về chất lượng như sau:
- Độ phẳng của đường ray: Sử dụng laser hay dây căng kiểm tra độ phẳng không vượt quá sai số cho phép ±2mm / chiều dài. Mặt phẳng không có vết lồi lõm hay gợn sóng
- Độ cao đường ray: Cả hai đường ray phải có độ cao bằng nhau tránh bị nghiên khi di chuyển.
- Chất lượng mối hàn: Cần đảm bảo chắc chắn, không có khe hở, lỗi nứt, mặt cần được mài nhẵn để không cản trở bánh xe di chuyển.
- Độ bám chắc của ray vào giá đỡ: Thanh ray phải cố định chắc chắn cùng giá đỡ nhờ vào kẹp ray hay bulong. Kẹp cần phải được lắp đặt đều đặt và không bị lỏng hay sai vị trí, cần đảm bảo không bị rung lắc khi di chuyển cầu trục.
- Đảm bảo khả năng chịu tải, tránh tình trạng giảm rung và tiếng ồn trong suốt quá trình hoạt động.
Lời kết
Trên đây là các bước chỉ dẫn chi tiết về cách lắp đặt đường ray cầu trục rất hiệu quả và an toàn. Mong rằng với quy trình này và tiêu chuẩn về kỹ thuật luôn được đảm bảo ổn định, an toàn nhất. Khi bạn cần hướng dẫn hay hỗ trợ gì, chỉ cần liên hệ ngay với DLMECO sẽ được giải đáp chi tiết.