Quy trình lắp đặt cầu trục nhà xưởng là cả quá trình hoàn thiện một sản phẩm chất lượng. Trong đó, từ việc báo giá cho đến khảo sát, lắp đặt thiết bị cầu trục,… Bài viết dưới đây là tất cả thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ về quy trình thực hiện để có hệ thống nâng hạ và di chuyển hàng hóa. Hãy cùng chuyên gia DLMECO tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Khảo sát công trình lắp đặt cầu trục nhà xưởng
Sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng hoàn tất, nhằm mang đến quy trình lắp đặt cầu trục hiệu quả. Kỹ sư thực hiện việc khảo sát hiện trường nhằm đảm bảo cầu trục được lắp đặt tốt nhất. Lúc này, đơn vị lắp đặt sẽ thực hiện kiểm tra và phân tích địa điểm lắp đặt, cách bố trí, địa hình xung quanh và địa điểm lắp đặt có những trở ngại gì không. Cụ thể một vài điểm cần nắm rõ và đánh giá khi kháo sát công trình như sau:
Phạm vi trong công việc
Cần xác định rõ về danh sách thiết bị cùng vật liệu cần dùng cho công trình. Tiến hành xác định nơi lắp đặt cầu trục và điểm để tập kết vật liệu. Chủ đầu tư cùng bên thi công đi đến thống nhất về quy trình lắp đặt cầu trùng nhà xưởng cùng xác định về vấn đề sẽ xảy ra dẫn đến chậm trễ trong suốt quá trình lắp đặt.
Cần đánh giá và xem xét kỹ khu vực lắp đặt
Trong suốt quá trình khảo sát, kỹ sư cần xem xét tại khu vực lắp đặt và địa điểm lắp đặt xem có thuận lợi cho vận chuyển thiết bị cầu trục không. Đánh giá các yếu tố ngoại cảnh khác như: loại sàn, nền đất tại nơi lắp đặt, xác định yêu cầu về tải trọng với dầm đỡ. Tất cả các loại thiết bị máy móc cho quá trình lắp đặt cũng được dự tính giúp lên kế hoạch chi tiết.
Tìm hiểu về các mối nguy hiểm tiềm ẩn của quy trình lắp đặt cầu trục nhà xưởng
Đơn vị thi công phải đưa ra kế hoạch và chuẩn bị kỹ về các nguy hiểm tiềm ẩn nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các mối nguy hiểm này gồm có: Giao thông, Nguồn năng lượng, Làm việc trong độ cao, Môi trường xung quanh,… Với bất kể mối nguy hiểm nào khác đều được khách hàng cùng đơn vị thi công xác nhận.
Nắm rõ thông tin đường ray được sử dụng cho cầu trục
Đối với quy trình lắp đặt cầu trục nhà xưởng, mặc cho đường ray cũ hay lắp đặt mới, thì người lắp đặt cần đưa ra kế hoạch nhằm đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ. Với hệ thống đường ray hiện có, người lắp đặt cần xác minh về thực tại nhà xưởng.
Kiểm tra các phần đường ray nhằm đảm bảo mọi thứ tại vị trí này thích hợp. Với hệ thống đường ray mới, người lắp đặt cần xem xét mọi bản vẽ và thông số kỹ thuật, xác minh kỹ phép đo cùng hỗ trợ xếp hạng tải. Trong đó, đảm bảo mọi công việc phải được hoàn thành trước khi lắp đặt.
Thiết kế bản vẽ cầu trục nhà xưởng đúng chuẩn
Dựa vào các thông tin của khách hàng và được khảo sát thực tết công trình lắp đặt cầu trục. Đơn vị thi công cần lên bản vẽ dự thảo tổng thể và chi tiết của hệ thống cầu trục. Đối với bản vẽ này luôn giúp chủ đầu tư cùng phái thi công được bàn bạc và thống nhất.
Tất cả bản vẽ luôn được thiết kế nhằm đảm bảo tính thẩm định, đảm bảo về chất lượng an toàn đúng tiêu chuẩn yêu cầu. Bởi trong bản vẽ này luôn thể hiện đầy đủ các thông tin như: kích thước, khối lượng, vật liệu sử dụng, thông tin chủ đầu thư và đơn vị thi công.
Thực hiện lắp đặt cầu trục cho nhà xưởng
Quá trình lắp đặt cầu trục nhà xưởng luôn được bắt đầu từ các bộ phần chính cho đến các bộ phận hỗ trợ. Bạn cần nắm rõ các thông tin chi tiết được chia sẻ như sau:
Bước 1 – Chuẩn bị phụ kiện lắp ráp sẵn: Dầm biên, Dầm chính, Phanh, Hộp giảm tốc, Cụm bánh xe, Động cơ điện, Con xe và Kết cấu thép.
Bước 2 – Khi tập kết mọi thiết bị của cầu trục tại công trình, với quá trình lắp đặt luôn được thực hiện ngay tức thì.
Bước 3 – Thực hiện lắp ráp bộ phận cầu trục
- Lắp 2 phần dầm biên vào 2 vị trí dầm chính, lắp tất cả bộ phận như: Thanh đỡ, Sàn phụ, và Lan can.
- Dùng cẩu để đưa kết cấu dầm cầu trục lên đường ray. Cẩu sàn để hỗ trợ cho quá trình sửa chữa và đưa vào trị trí chính xác.
- Lắp đặt giá chắn bảo hiểm ở trên dầm
- Tiến hành lắp đặt thiết bị Pa Lăng trên dầm chính.
- Thực hiện lắp đặt hệ thống điện và hệ thống nâng hạ cho cầu trục.
- Lắp đặt đường dẫn điện từ nguồn điện đến tủ điện và buồng điều khiển.
Kiểm tra, thử tải cầu trục và kiểm định khi hoàn tất
Khi đã hoàn tất về quy trình lắp đặt cầu trục nhà xưởng, sẽ tiến hành kiểm tra và thử tải nhằm đảm bảo hệ thống cầu trục hoạt động an toàn và ổn định.
Cần kiểm tra lại cầu trục khi đã lắp đặt hoàn tất
Việc kiểm tra cầu trục sau khi lắp đặt tại xưởng là kiểm tra các tính năng về kỹ thuật, thông số kỹ thuật cùng tính năng điều khiển. Kiểm tra đầy đủ về khả năng chịu tải của kết cấu thép, đảm bảo độ chính xác và tin cậy của thiết kế, lắp đặt và sản xuất.
- Kiểm tra về hoạt động cầu trục đảm bảo: di chuyển, lên xuống, thiết bị khóa luôn đảm bảo an toàn cùng công tác giới hạn.
- Kiểm tra kỹ về tiến trình cài đặt về hành trình, đảm bảo công tắc hành trình luôn hoạt động bình thường.
- Tiến hành thử tải tĩnh và thử tải động cầu trục cùng nhiều vật liệu khác nhau.
Tiến hành thử tải cầu trục trước khi vào hoạt động chính thức
Khi mọi thông số được thiết lập, sẽ tiến hành thử tải chính thức để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định. Với các yêu cầu được đưa ra trong phần dưới đây:
- Thử không tải: Mỗi chi tiết trên thiết bị sẽ được thử chạy không tải, nhằm kiểm tra mọi cơ cấu làm việc có trơn tru không, có gây ra tiếng ồn, rung lắc hoặc lỏng lẻo. Khi thử không tải, về độ cao móc cùng tầm với của mỏ móc phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Luôn đảm bảo việc hiệu quả tốt nhất.
- Thử tải tĩnh: Đây được xem là hình thức thử tải đạt yêu cầu trong vòng 10 phút treo tải, tải không bị trôi và tiếp đó hạ tải xuống. Mọi cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không hề bị biến dạng dư hay hư hỏng khác.
- Thử tải động: yêu cầu phải đạt khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu cơ bản về cơ cấu, bộ phận thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế. Đảm bảo phanh không bị trôi thích hợp với yêu cầu trong quy định kỹ thuật an toàn, không có vết nứt, biến dạng dư hay hư hỏng khác.
Kiểm định cầu trục khi hoàn tất lắp đặt
Đối với kiểm định cầu trục là bước cuối cùng để thiết bị đi vào hoạt động chính thức. Với các bước thực hiện chi tiết và đảm bảo đúng chuẩn yêu cầu như sau:
- Kiểm tra về mã hiệu, số chế tạo cùng chủng loại
- Kiểm tra về hệ thống: Palang, Tời nâng, Phanh, Cáp, Móc, cơ cấu di chuyển xe cầu, cơ cấu di chuyển xe con. Cần kiểm tra tời nâng, Puly, Phanh, Cáp, Móc; Cơ cấu di chuyển của xe con, cơ cấu di chuyển xe ẩu.
- Kiểm tra về dầm đỡ ray, kết cấu thép dầm chính / dầm phụ, khung nhà xưởng.
Lời kết
Trên đây là tất cả quy trình lắp đặt cầu trục nhà xưởng khá chính xác và đúng quy chuẩn đưa ra. Mong rằng với những kiến thức cơ bản ở trên đã đã giúp bạn hiểu rõ về quy trình thực hiện tạo ra công trình nâng hạ an toàn và chất lượng. Hãy theo dõi kênh DLMECO để tìm hiểu thêm các thông tin bổ ích khác.