Kết cấu cầu trục thuộc vào kết cấu chịu lực từ cầu trục, được sử dụng chất liệu thép hay kim loại với độ bền cao, có khả năng chịu lực tốt. Vậy cụ thể về dòng thiết bị này như thế nào? Cấu tạo gồm những bộ phần nào và có nguyên lý hoạt động ra làm sao? Hãy cùng DLMECO tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về kết cấu cầu trục là gì?
Kết cấu cầu trục là một thành phần quan trọng trong ngành công nghiệp cầu trục và máy nâng. Nó bao gồm các bộ phận cấu thành để hỗ trợ và điều khiển quá trình di chuyển của cầu trục, bao gồm cả các cấu trúc cơ bản như cột, dầm và cánh tay, cũng như các thành phần chức năng như cơ cấu nâng, bánh xe, hệ thống dây cáp hoặc xích, và các thiết bị kiểm soát.
Một kết cấu cầu trục thường được thiết kế để chịu tải trọng nặng và hoạt động liên tục trong môi trường công nghiệp. Điều này đòi hỏi chú trọng đến tính đáng tin cậy, độ bền và an toàn của kết cấu. Các vật liệu thường được sử dụng trong kết cấu cầu trục bao gồm thép, hợp kim thép và có thể là cả nhôm đúc hoặc composite trong một số trường hợp đặc biệt.
Kết cấu cầu trục có thể được thiết kế theo nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng, bao gồm cầu trục đơn hoặc kép, cầu trục xoay, cầu trục cầm tay hoặc tự động. Các tính năng như tốc độ di chuyển, khả năng nâng cao, độ chính xác và khả năng làm việc trong không gian hạn chế cũng được xem xét trong quá trình thiết kế kết cấu cầu trục.
Các bộ phận trong kết cấu cầu trục cần biết
Trong phần trên anh em đã hiểu được kết cấu cầu trục như thế nào rất chính xác và đầy đủ nhất. Việc hiểu rõ về cấu tạo các bộ phần này luôn đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất. Với mỗi hệ thống cầu trục đều được thiết kế gồm các bộ phận đưa ra như sau:
Bộ phận Pa lăng trong kết cấu cầu trục:
Đây chính là thiết bị sẽ đảm nhiệm việc nâng hạ các vật liệu và có thể di chuyển dọc với thanh dầm. Hiện tại, với dòng thiết bị này đang có 2 loại chính là: Palang xích và Palang điện (dòng Palang điện luôn có công suất lớn hơn). Trong bộ palang có đầy đủ các bộ phận trong đó như: Tủ điều khiển, động cơ, tay bấm điều khiển, và thang cuốn.
Phần dầm cầu trục:
Với bộ phần này được thiết kế gồm có 2 loại: dầm chính và dầm biên, được chế tạo theo hình chữ I, H là những bộ phận giúp cho Palang di chuyển nâng hạ hàng hóa dễ dàng. Với dầm biên được gắn cùng bánh xe cầu trục và phần co cơ động cơ để di chuyển ở cầu trục.
Hệ thống điện cầu trục:
Với phần này gồm có hệ thống điện ngang, dọc và phần tủ điện. Với hệ thống điện dùng để cung cấp nguồn đến với palang và dầm trục luôn hoạt động ổn định và hiệu quả tốt nhất. Khi hệ thống này đang bị trục trặc hay ngắt điện thì phần cầu trục sẽ không thể hoạt động nữa.
Động cơ di chuyển của cầu trục
Để cầu trục có thể di chuyển dễ dàng và hiệu quả nhất đều nhờ vào 4 cụm bánh xe được gắn với động cơ. Với thiết bị này được liên kết đến các bánh xe dầm biên, luôn tạo ra lực đẩy di chuyển cho cầu trục hoặc cổng trục. Đây chính là thiết bị rất quan trọng của mỗi hệ thống cầu trục.
Nguyên lý hoạt động kết cấu cầu trục như thế nào?
Khi đã hiểu được kết cấu cầu trục gồm các bộ phận nào, tiếp đến bạn cần nắm rõ về nguyên lý hoạt động của các thiết bị. Bởi, mỗi khi hiểu rõ về cách thức hoạt động của chúng thì mới giúp nhân viên vận hành đảm bảo an toàn, hiệu quả đúng theo quy cách.
Mỗi khi cầu trục được hoạt động, các động cơ điện trực tiếp chuyển động thông qua trục truyền động đến hộp giảm tốc, đến các cụm bán xe giúp cho hệ thống dầm chính đi vào hoạt động. Tiếp đó, hệ thống Palang sẽ trực tiếp di chuyển đến phần ray có gắn liền phần dầm chính trong việc nâng hạ các đồ vật hay di chuyển hàng hòa đến nơi cần thiết.
Trong khi Palang vận chuyển hàng hóa đều cần đến người điều khiển để khi có vấn đề gì xảy ra sẽ kịp thời xử lý. Bằng việc phanh cầu trục lại nhằm việc giảm tốc hay dừng hẳn khả năng hoạt động.
Phương pháp tính giá kết cấu thép cầu trục
Giá trên kết cấu thép thường phụ thuộc vào những yếu tố như: kích thước thép, khối lượng thép, chi phí gia công, chất lượng thép, chi phí vận chuyển. Để từ đó đưa ra kết cấu thép của cầu trục, bạn hoàn toàn có thể áp dụng theo các công thức như:
- Giá = Khối lượng thép x Giá thép + chi phí vận chuyển + chi phí gia công.
Hiện tại, với gia thi công kết cấu thép ở trên cầu trục đều được tính trên /kg, còn giá lắp đặt hệ thống đường ray sẽ được tính /m2. Đây được xem là công thức đưa ra mức giá ước lượng và có thể thay đổi về tăng hay giảm tùy vào từng thời điểm và tượng tự với giá thép cũng thế.
Phương pháp sử dụng kết cấu cầu trục bền lâu
Để có thể sử dụng kết cấu cầu trục đảm bảo bền lâu hơn trong các môi trường làm việc khắc nghiệt, bạn cần lưu ý một số điểm được đưa ra như sau:
- Làm sạch ở bề mặt kết cấu thép: Nhằm tránh tình trạng bị han gỉ trong suốt thời gian dài sử dụng, bạn cần đặc biệt chú trọng vào việc làm sạch ở trên bề mặt kết cấu cầu trục trước khi phủ sơn chống rỉ cũng như sơn lớp màu.
- Lựa chọn loại sơn phù hợp: Cấm sử dụng các loại sơn thích hợp với kết cấu thép, còn hạn sử dụng và phân phối từ nhà cung cấp chính hãng.
- Tuân thủ đúng theo quy trình sơn: Đối với việc tuân thủ đúng theo quy trình sơn tưởng như đơn giản nhưng lại rất khó khăn, nên bạn phải đặc biệt chú ý.
- Bảo dưỡng về kết cấu thép kịp thời: Cuối cùng, khi muốn sản phẩm kế cấu thép đảm bảo bền, đẹp trong suốt quá trình sử dụng, khách hàng phải thường xuyên chú ý đến những bộ phận cọ xát để có thể sửa chữa kịp thời nhất.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng cầu trục
Bạn cũng biết, kết cấu cầu trục là thiết bị rất quan trọng với tải trọng lớn và tốn nhiều chi phí trong việc đầu tư. Bởi vậy, quá trình vận hành luôn phải đảm bảo một số vấn đề về việc tăng tuổi thọ trong thiết bị cũng như việc đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người xung quanh.
- Đối với việc tuân thủ nghiêm các quy định có liên quan đến vận hành cầu trục, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người. Tuyệt đối không tự ý điểu khiển máy mỗi khi chưa được sự cho phép hay không hiểu rõ về các hướng dẫn vận hành.
- Cần phải kiểm tra, bảo dưỡng về cầu trục. Kiểm tra định kỳ luôn giúp bạn biết được vấn đề về hư hỏng sẽ xảy ra và cần sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời nhất.
- Cần chuẩn bị sẵn các phụ tùng thay thế mới dành riêng cho cầu trục. Tất cả những bộ phận đang hoạt động ổn định như: Palang, Phanh là phần sẽ bị hư hỏng và hay hao mòn nhất. Cần chuẩn bị trước tất cả các bộ phận để thay thế mới, không được làm lỡ về thời gian vận chuyển hàng hóa.
- Không được vận chuyển hàng hóa vượt tải trọng cho phép và cũng không nên thực hiện nâng hạ đồ vật mỗi khi chưa biết được tải trọng của chúng.
Lời kết
Bài viết ở trên đây là tất cả những thông tin chia sẻ chính xác về kết cấu cầu trục như thế nào? Đồng thời bạn sẽ biết được các bộ phận quan trọng trong kết cấu cầu trục và nguyên lý hoạt động của thiết bị. Từ đó sẽ mang lại quá trình sử dụng an toàn và hiệu quả tốt nhất. Ngoài những thông tin cơ bản này, nếu còn điều gì vướng mắc, liên hệ ngay đến DLMECO sẽ được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.