Tổng hợp lỗi hỏng cầu trục – cổng trục thường gặp và biện pháp khắc phục

Lỗi hỏng cầu trụccổng trục thường xuyên xảy ra và gây ảnh hưởng không ít đến quá trình hoạt động của mỗi người trong quá trình sản xuất. Với thiết bị cầu trục, cổng trục luôn là một trong những dòng sản phẩm rất quan trọng và cần thiết để vận chuyển và nâng hạ hàng hóa tại nhà xưởng, kho bãi,…. với tải trọng lớn vượt sức người. Để nắm rõ về các lỗi thường gặp và hướng khắc phục, DLMECO gửi đến bạn những thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Các lỗi móc cẩu của cầu trục

Đối với móc cẩu của cầu trục là một trong những thiết bị rất quan trọng và cần nắm rõ những lối hưu hại ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Đồng hời đưa ra biện pháp khắc phục lỗi hỏng cầu trục – cổng trục trong phần dưới đây:

Nguyên nhân dẫn đến lỗi móc cẩu và cách xử lý
Nguyên nhân dẫn đến lỗi móc cẩu và cách xử lý

Nguyên nhân gây ra lỗi thường gặp của thiết bị móc cẩu:

  • Móc cẩu bị nứt do mỏi: Những vết nứt này có thể xuất hiện ở trên bề mặt của móc nhờ vài thiết bị thường xuyên nâng hạ và có tải trọng quá lớn. Hay móc cẩu đang được làm từ vật liệu kém chất lượng sẽ khiến cho móc bị biến dạng hay gay. Với điểm này sẽ dẫn đến tai nạn rất nghiêm trọng mỗi khi vận hành, bởi vậy sẽ có xuất hiện các tình trạng bị nứt ở móc và cần xử lý ngay.
  • Móc bị mòn: Ảnh hưởng từ việc sử trong thời gian dài, móc cẩu bị biến dạng và mài mòn tại phần nguy hiểm. Quá trình chuyển động và ma sát của dây cáp sẽ tạo ra rãnh lõm trên móc. Mỗi khi móc vượt quá 15% so với kích thước ban đầu hay độ mòn dẫn đến nguy hiểm quá 10% lúc đầu. Với độ bền của móc yếu sẽ làm biến dạng mọc và gây ra nguy hiểm.
  • Biến dạng móc: Quá trình nâng hạ quá tài thường xuyên hay làm việc ở môi trường nhiệt độ cao làm biến dạng dẻo tại phần mở và uốn trên móc.

Cách khắc phục lỗi ở móc cẩu:

  • Cần thay thế khi móc bị nứt
  • Độ mở của móc vượt quá 15% so với ban đầu và độ mòn gây quy hại quá 10% thì cần thay thế móc cẩu mới.
  • Trường hợp xảy ra dẫn đến biến dạng dẻo của móng phải thay thế mới. Nếu hoạt động ở môi trường nhiệt độ cao hay tại nhà máy luyện kim, có thể hàn thêm tấm chắn nhiệt để bảo vệ móc.

Lỗi hỏng cầu trục – cổng trục từ dây cáp thép

Tiếp đến là lỗi gặp ở dây cáp thép của cầu trục cũng rất hay xảy ra trong quá trình sử dụng. Bạn có thể tìm hiểu về nguyên nhân và hướng khắc phục được chúng tôi đưa ra dưới đây:

Nguyên nhân lỗi hỏng cầu trục – cổng trục từ dây cáp thép và cách xử lý
Nguyên nhân lỗi hỏng cầu trục – cổng trục từ dây cáp thép và cách xử lý

Nguyên nhân dẫn đến lối dây cáp thép thường gặp

  • Dây cáp bị xoắn: Khi làm việc ở điều kiện bình thường, dây cáp hai bên móc cầu song song với nhau. Nhưng dây cáp có thể bị xoắn lại ở một hoặc cả hai bên do quá trình lắp đặt hoặc thay thế cáp không đúng.
  • Dây cáp xoắn tại phần tang cuốn cáp: Với tình trạng lỗi hỏng cầu trục – cổng trục này do thanh dẫn hướng cáp bị hư hỏng. Với thanh dẫn này có chức năng đảm bảo dẫn hướng cho dây cáp, giúp ngăn chặn dây cáp không bị rối khi nâng hạ.
  • Trong khi sử dụng, dây cáp cầu trục xuất hiện tình trạng bị đứt sợi, đứt dây, biến dạng, ăn mòn, mòn trên bề mặt,… Do chịu tác dụng ngoại lực đến như: va đập, ma sát, nén làm ảnh hưởng đến.
  • Xoắn dây: Đây là biến dạng của dây cáp thép bị xoắn cục bộ. Tại phần cuối của dây cáp không được cố định, mỗi khi có lực căng dây sẽ bị quay theo hướng ngược lại, đây là một trong các yếu tố gây ra hỏng cầu trục – cổng trục tại phần dây xoắn.

Hướng khắc phục:

Cần lưu ý quá trình lắp đặt và thay dây để loại bỏ tình trạng xoắn dây và phù hợp với tang cuốn cáp. Cần sử dụng kỹ thuật luồn dây đúng phương pháp để tránh tạo ra các ứng suất xoắn có trong quá trình lắp đặt hay thay thế dây cáp. Với trường hợp cáp thép bị xoắn khi vận hành, cần tạm dừng mọi hoạt động để điều chỉnh lại và cố định phần khuyết cáp. Trước khi bắt đầu vận hành, sử dụng nâng hạ hàng hóa cần xác nhận dây cáp không bị xoắn nữa.

Hướng dẫn cáp chính là bộ phận dẫn hướng dùng cho dây cáp, dễ dàng bị mài mòn bởi tần suất cọ sát với nhau giữa các thanh dẫn hướng, dây cáp. Mỗi khi bị bào mòn quá nặng, với hướng dẫn cáp sẽ không thể dẫn dây cáp đúng cách, khiến cho dây cáp bị vướng. Bạn cần thay thế hướng dẫn cáp mới để đảm bảo quá trình sử dụng diễn ra thuận lợi.

Lỗi hỏng cầu trục – cổng trục từ thiết bị điều khiển

Đây là một trong những lỗi thường gặp trong điều khiển cầu trục chính là do tiếp xúc kém, tiếp điểm không đóng. Một vài nguyên nhân chính trong vấn đề này gồm có:

Lỗi gặp ở điều khiển cầu trục
Lỗi gặp ở điều khiển cầu trục
  • Trên bề mặt tiếp xúc bị oxy hóa gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Bên trong điều khiển bị lỏng hay mòn

Đối với những lỗi hỏng cầu trục – cổng trục này thường gặp ở điều khiển từ xa cũng như điều khiển có dây dùng cho cầu trục – cổng trục. Phương thức khắc phục về các lỗi này đều là thay điều khiển khác.

Tình trạng lỗi gặp ở phanh cầu trục

Bộ phận đĩa phanh cầu trục là một trong những thiết bị rất quan trọng trong quá trình điều khiển nâng hạ hàng hóa. Nhưng khi sử dụng không thể gặp phải những sự cố bất thường dẫn đến bị lỗi hư hỏng và có hướng xử lý cụ thể trong phần dưới đây.

Nguyên nhân lỗi và cách xử lý phanh cầu trục
Nguyên nhân lỗi và cách xử lý phanh cầu trục

Nguyên nhân phanh dẫn đến lỗi hỏng cầu trục – cổng trục

  • Lỗi khi điều chỉnh phanh: khoảng cách của phanh bị trượt mỗi khi phanh cầu trục vượt quá 80mm.
  • Không thể nhả phanh: Tình trạng này do bản lề bị kẹt, không khí hay thiếu dầu ở trong van thủy lực hay xi lanh thủy lực; do lò xo quá đàn hồi; xuất hiện nhiều bụi bẩn bám ở trên má phanh; cuộn dây chỉnh lưu và linh kiện chỉnh lưu bị cháy; lỗi ở trong mạch thiết bị.
  • Giảm momen phanh: Do ảnh hưởng của má phanh bị mòn, lỗ trên bản lề của khung phanh bị mòn nghiêm trọng, lò xo bị giãn và kém sự đàn hồi.

Biện pháp khắc phục lỗi phanh cầu trục

  • Tình trạng lỗi hỏng cầu trục – cổng trục này do khe hở phanh quá lớn, dầu ở trên bề mặt ma sát, bề mặt bị mài mòn. Phần khe hở phanh có thể dễ dàng khắc phục nhờ và phương thức siết nhẹ ở đai ốc. Khi lò xo bị giãn chỉ cần thay thế, còn phanh mòn và không thể đảm bảo khoản hở trong phanh đảm bảo hợp lý cần phải thay vòng phanh.
  • Trường hợp có không khí hay thiếu dầu ở trong thủy lực phanh, phải loại bỏ không khí thừa và bơm thêm dầu. Điều chỉnh lại lò xo, vệ sinh sạch sẽ đĩa phanh, cần ưu tiên sử dụng dầu hòa để vệ sinh. Thay thế các linh kiện bị cháy và kiểm tra lại mạch điện an toàn.
  • Thay thế các má phạn đã bị mòn quá 50% so với độ dày ban đầu, cần thay chốt khi có độ mòn trên 5%.
  • Thay hoặc sửa lò xo bị giãn, cần gia công lại mặt của đĩa phanh, điều chỉnh lại khe hở.

Những lỗi khi gặp ở phần giảm tốc

Đối với thiết bị giảm tốc rất quan trọng trong quá trình điều chỉnh phanh hoạt động nâng hạ hay di chuyển hàng hóa với khối lượng nặng. Trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi các lỗi hỏng cầu trục – cổng trục này và hướng khắc phục như sau:

Lỗi và cách khắc phục phần giảm tóc của cầu trục
Lỗi và cách khắc phục phần giảm tóc của cầu trục

Nguyên nhân gây ra lỗi giảm tốc của cầu trục:

  • Bị rò rỉ dầu: Thường xuyên xảy ra trên bề mặt giảm tốc không được nhắn, bởi vỏ bị va đập khiến cho biến dạn hay bu lông liên kết đã bị hỏng cũng làm cho tình trạng bị rò rỉ dầu.
  • Trục trặc về bánh răng: Trong suốt quá trình vận hành, bánh răng sẽ bị gãy và mòn do quá trình sử dụng lâu dài.
  • Gãy trục: Tình trạng này sẽ xảy ra khi trục bị giảm tốc và chịu lực uống hay bị gãy.

Cách khắc phục về lỗi giảm tốc của cầu trục:

  • Cần sửa chữa hay thay thế nếu như vỏ động cơ bị giảm tốc hay biến dạng nghiệm trọng.
  • Nên thay thế vòng bi
  • Cần thay thế bánh răng

Những lỗi thường gặp với hệ thống điện của cầu trục

Đây là một trong những lỗi hỏng cầu trục – cổng trục thường hay xảy ra nhất, trong phần dưới đây là một trong những nguyên nhân và hướng xử lý hiệu quả.

Tình trại lỗi và hướng xử lý hệ thống điện cầu trục
Tình trại lỗi và hướng xử lý hệ thống điện cầu trục

Nguyên nhân gây ra lỗi thường gặp ở hệ thống điện cầu trục

  • Lỗi về động cơ: Khi momen khởi động nhỏ, không thể khởi động được hay có âm thanh bất thường.
  • Lỗi từ đường ray: Mỗi khi hệ thống điện đang gặp vấn đề bị biến thường do lỗi từ đường ray dẫn điện như: má chổi lấy điện bị mòn, đường ray điện biến dạng làm cơ chổi lấy điện không di chuyển, độ rung trong đường ray quá lớn khi làm việc,… Những điều này do quá trình lắp đặt đường ray chưa thích hợp, nhiệt độ trong môi trường hoạt động quá lớn làm giãn nở không đều, chổi tiếp điện lắp đặt lệnh vị trí,…
  • Lỗi về contactor: Do bị cháy, đứt dây, dính tiếp điểm tại nút On-Off, về cơ cấu đóng mở không hoạt động hay chập chờn, cháy vỏ contactor,…
  • Lỗi về điện trở: Dây điện trở sẽ bị đứt, dẫn tới hở mạch Roto, phần nối điện trở bị đứt, làm mất đi sự cân bằng có trong dòng điện.

Hướng khắc phục hệ thống điện cầu trục bị lỗi

  • Kiểm tra kỹ về nguồn điện 3 pha trên mỗi động cơ sử dụng đồng hồ điện, kiểm tra chổi than, dây điện và điện trở có bình thường hay không? Trục hay ổ trục có bị bào mòn hoặc hư hỏng từ các nguyên nhân dẫn đến lỗi hỏng cầu trục – cổng trục ở động cơ.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng các bộ phận bị hư hỏng, mòn từ hệ thống ray điện, cần tiến hành điều chỉnh cũng như thay thế các bộ phận bị hư hỏng, bào mòn của hệ thống ray điện như: ray điện, chổi tiếp diện,… Với ray điện sẽ được lắp đặt ở ngoài trời hay trong môi trường có nhiệt độ cao cần phải có tấm che chắn.
  • Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận bên trong tủ điện, điều chỉnh thay thế thế các thiết bị điện kịp thời.

Lời kết

Bài viết ở trên là tất cả những thông tin chia sẻ về Lỗi hỏng cầu trục – cổng trục cùng hướng khắc phục mang lại hiệu quả tốt nhất. Chắc chắn với những kiến thức cơ bản này đã phần nào giúp anh em đưa ra hướng xử lý thiết bị cầu trục của mình mang lại hiệu quả cao. Ngoài những điều này, nếu cần tư vấn hay giải quyết điều gì, liên hệ ngay với DLMECO sẽ được giải mã nhanh chóng và chính xác nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
Zalo
Messenger
Email