Lỗi phanh cầu trục: Nguyên nhân & Cách khắc phục hiệu quả

Lỗi phanh cầu trục là một trong những hiện tượng thường xuyên xảy ra mỗi khi bị trượt phanh, không thể nhả phanh hoặc giảm momen phanh. Loại thiết bị này thường được sử dụng trong các loại phụ kiện cầu trục như: Pa lăng cáp điện, xe con cầu trục, Pa lăng xích điện, hay động cơ di chuyển cầu trục. Vậy cụ thể có những lỗi nào thường xảy ra và cách xử lý hiệu quả tốt nhất? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin được DLMECO đặc biệt tổng hợp và giải đáp nhanh chóng.

Tổng hợp các lỗi phanh cầu trục thường gặp

Đối với tình trạng lỗi phanh cầu trục thường xuyên xảy ra trong quá trình hoạt động. Từ đó làm ảnh hưởng đến công việc và có thể còn gây ra tai nạn cho người sử dụng.

Tìm hiểu các lỗi phanh cầu trục cần biết
Tìm hiểu các lỗi phanh cầu trục cần biết
  • Phanh bị trượt: Với tình trạng này phanh sẽ không dừng lại luôn mà trượt thêm một đoạn nữa. Nếu xảy ra tình trạng trượt lớn hơn 80mm cần phải điều chỉnh lại phành
  • Không thể nhả phanh: Đối với hiện tượng này thường có các biểu hiện như bản lề kẹt, có không khí hay thiếu dấu trong van thủy lực, xi danh bị thủy lực, lò xo thì đàn hồi, có nhiều bụi bẩn bám ở trên má phanh. Tình trạng cháy cuộn dây chỉnh lưu cùng với linh kiện chỉnh lưu dẫn đến lỗi của thiết bị.
  • Giảm momen phanh: Tình trạng má phanh bị mòn, phần lỗi bản lề ở trên khung bị mòn rất nghiêm trọng và lò xo sẽ bị giãn và kém đàn hồi.

Những biện pháp khắc phục lỗi dễ dàng và hiệu quả

Từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi phanh cầu trục ở trên khá phổ biến. Để có thể xử lý an toàn và hiệu quả tốt nhất, cần nắm rõ các biện pháp khắc phục đơn giản như sau:

Hướng khắc phục lỗi phanh dễ dàng
Hướng khắc phục lỗi phanh dễ dàng
  • Hư hỏng tại phanh cầu trục có thể do khe hở của phanh quá lớn, có dầu ở trên bề mặt ma sát, tại bề mặt ma sát bị mài mòn. Phần khe hở phanh có thể sẽ được khắc phục bằng việc siết nhẹ đai ốc. Khi lò xo bị giãn thì phải thay thế mới ngay, còn phanh bị mòn và không đảm bảo khe hở của phanh thì phải thay vòng phanh.
  • Có không khí hay thiếu dầu tại phanh thủy lực, phải bỏ ngay không khí thừa và thêm dầu vào. Tiến hành điều chỉnh lò xo, vệ sinh sạch sẽ đĩa phanh và ưu tiên sử dụng dầu hỏa để làm sạch. Cần thay thế linh kiện thiết bị cháy và kiểm tra mạch điện.
  • Thực hiện thay thế kịp thời khi phanh bị mòn quá 50% độ dày lúc đầu và thay các chốt với độ mòn vượt quá 5%.
  • Cần thay thế hay sửa chữa lò xo khi bị giãn, gia công phần bề mặt của đĩa phanh và điều chỉnh khe hở.

Cách điều chỉnh phanh cho Palang điện

Đối với thiết bị Palang điện chạy tốc độ chậm hay bị dính phanh phải điều chỉnh phần khe hở phanh. Để có thể điều chỉnh khe hở phanh cần thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1 – Cần cố định vị trí bulong để điều chỉnh nam châm phanh nhờ và cách vặn ngược chiều kim đồng hồ.
  • Bước 2 – Cố định về vị trí của bulong điều chỉnh nhờ vào cách vặn của chúng theo chiều kim đồng hồ. Khi mép của phanh đang bị mòn do thời gian sử dụng lâu dài, tiến hành điều chỉnh khe bị gây ra nhờ vào hao mòn cùng sứt mẻ trong các lần kiểm tra theo định kỳ giúp đảm bảo an toàn vận hành.

Khi tháo rời 3 hay 4 con ốc nhờ vào lối vặn chúng ngược chiều kim đồng hồ, tiến hành văn theo chiều kim đồng hồ để điều chỉnh khe hở còn lại 0.5 – 0.7mm. Nhằm tạo ra khe hở ở giữa 3 hoặc 4 điểm bulong nhờ vào cách vặn 3 hay 4 đai ốc đúng theo chiều kim đồng hồ.

Lời kết

Bài viết ở trên là tất cả những thông tin chia sẻ về lỗi phanh cầu trục cùng phương thức xử lý đơn giản và hiệu quả. Chắc chắn với những kiến thức này đã phần nào mang lại cho người dùng một thiết bị an toàn và chất lượng. Để được tư vấn tốt hơn nữa hãy liên hệ ngay với DLMECO để được tư vấn tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
Zalo
Messenger
Email