Phân biệt cần trục và cầu trục sẽ giúp người dùng có sự lựa chọn tốt nhất về dòng thiết bị nâng hạ an toàn và hiệu quả. Trong đó sẽ giúp người dùng hiểu rõ về cầu trục hay cần trục như thế nào cùng ứng dụng trong đời sống có gì khác nhau? Tất cả thắc mắc sẽ được DLMECO giải mã chi tiết trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa và cần trục và cầu trục
Để có thể phân biệt cần trục và cầu trục như thế nào chính xác và hiệu quả cho người dùng. Trước hết, bạn cùng nhận biết về định nghĩa của 2 loại thiết bị này như sau:
Định nghĩa về cần trục:
Cần trục (cần cẩu – Crane): Là dòng thiết bị nâng hạ với hệ thống máy móc kết hợp sử dụng dây cáp trong cùng hệ thống Pa Lăng để treo móc vật cẩu. Thông thường sử dụng cơ cấu tay cần hay dầm cầu hoặc khung cổng để cẩu vật nặng thi công, lắp đặt công trình xây dựng, cẩu bốc xếp hàng hóa. Cần trục thường dùng tay cần dạng dầm conson giúp treo móc cáp cẩu vật và bắt phải có đối trọng để thắng lại momen gây ra lật do vật cẩu dẫn đến và được gọi là cần trục hay cần cẩu.
Định nghĩa về cầu trục:
Cầu trục (overhead crane): Là loại thiết bị đảm bảo mọi thao tác trong việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng. Chúng khá tiện dụng và mang lại hiệu quả cao trong suốt quá trình bốc xếp hàng hóa. Sản phẩm với sức nâng từ 1 đến 500 tấn, quá trình vận hành chủ yếu từ các động cơ điện nên dùng khá phổ biến trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.
Phân biệt cần trục và cầu trục có gì khác nhau?
Trong phần trên đã cơ bản giúp bạn nắm rõ về cầu trục và cần trục như thế nào rất đầy đủ và chính xác. Nhưng để có thể phân biệt cần trục và cầu trục trước khi lựa chọn dòng thiết bị này cho nhu cầu sử dụng. Hãy cùng DLMECO phân tích chi tiết các đặc điểm cụ thể trong phần dưới đây:
Tính năng | Cầu trục | Cần trục |
Kết cấu | Thiết kế dùng treo đường ray trên trần nhà.
Cấu tạo có: cây cầu kéo dài ngang theo không gian làm việc, hàng hóa di chuyển theo dọc cầu và xe đẩy được di chuyển theo chiều ngang dọc. |
Được hỗ trợ từ 1 hay nhiều chân chạy dọc. Phần chân cố định vào nền bê tông hay neo vào mặt đất.
Thanh ngang sẽ được gắn vào đỉnh các chân và vật thăng chạy dọc thanh ngang. |
Cơ động | Thiết kế cố định và chỉ di chuyển dọc theo hệ thống đường ray. Nhưng hệ thống đường ray hoàn toàn có thể mở rộng bao phủ toàn bộ khu vực di chuyển lớn. | Thiết bị di động, có thể di chuyển quanh không gian làm việc. Được ứng dụng khá nhiều và linh hoạt hơn so với cầu trục. |
Môi trường làm việc | Được dùng ở nhà kho với tính cố định, khó di chuyển. Với kết cấu này rất tốt cho việc sử dụng nâng – hạ hàng hóa và di chuyển trên dây chuyền sản xuất. Hãy di chuyển hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác có trong nhà máy hoặc nhà kho. | Phù hợp sử dụng ở ngoài trời, bởi có thể di chuyển nhanh chóng, dễ dàng. Được thiết kế hỗ trợ riêng nên không gắn vào trần nhà. Ứng dụng rất nhiều và nhà máy đóng tài bốc xếp hàng hóa. Sử dụng trong môi trường xây dựng lớn nhằm di chuyển thiết bị vật liệu lớn. Dùng trong các kho bãi để xếp các container và vận dụng cồng kềnh. |
Giá trị sử dụng | Lắp đặt trên các trần nhà, đòi hỏi quy trình phức tạp và rất tốn thời gian. Có thể sử đổi cấu trúc rất quan trọng với toàn nhà giúp hỗ trợ trọng lượng cho cầu trục. | Chi phí ít tốn kém hơn do có thể lắp đặt mà không cầu cấu trúc hỗ trợ. Với dạng mô-đun rất dễ trong việc tháo lắp và di chuyển đến thiết bị khi cần thiết. |
Lời kết
Như vậy qua những phân biệt cần trục và cầu trục luôn mang lại những ưu điểm riêng biệt. Đối với thiết bị cần trục giá trị sử dụng khác nhau, phù hợp với từng không gian lớn và đòi hỏi chiều cao nâng hạ cùng tải trọng. Còn với thiết bị cần trục sẽ giúp tiết kiệm được chi phí cũng như sự linh hoạt trong môi trường làm việc khác nhau. Từ những thông tin chia sẻ này của DLMECO đã giúp bạn có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.