Phân loại hộp giảm tốc: Cấp độ & Cấu tạo sản phẩm

Phân loại hộp giảm tốc sẽ giúp người dùng có sự lựa chọn sản phẩm đúng theo nhu cầu sử dụng trong từng mục đích khác nhau. Bạn cũng biết, đây là dòng thiết bị rất quan trọng được sử dụng trong các hệ thống máy móc. Luôn tạo ra tín hiệu tốt như: sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công,… Để có sự lựa chọn hộp giảm tốc đúng nhu cầu sử dụng, cùng DLMECO tìm hiểu các thông tin mới nhất trong bài viết sau.

Giới thiệu tổng quan về hộp giảm tốc là gì?

Trước khi đi phân loại hộp giảm tốc để có sự lựa chọn tốt nhất, bạn cần nắm rõ về dòng thiết bị này như thế nào? Với xu hướng hiện nay, có rất nhiều thiết bị máy móc, động cơ điện, cơ khí,… đều cần đến hộp giảm tốc cho động cơ điện. Hộp giảm tốc được biết đến là cơ cấu truyền động cơ luôn được hoạt động nhờ vào các khớp trực tiếp, với tỷ số truyền động không hề thay đổi.

Hình ảnh nhận diện hộp giảm tốc
Hình ảnh nhận diện hộp giảm tốc

Tỷ số truyền động mà càng lớn thì mức độ công việc thực hiện sẽ rất nặng. Bởi vậy, với hộp giảm tốc luôn là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu của mỗi người khi nhu cầu trong việc vừa kết nối trung gian lại vừa điều chỉnh tốc độ động cơ điện cùng các thiết bị khác có trong dây chuyền sản xuất.

Chức năng trong thiết bị này luôn giúp điều chỉnh tốc độ động cơ sao cho phù hợp cùng các yêu cầu làm việc cụ thể nhất trong từng giai đoạn theo sự mong muốn của người vận hành. Không những giúp đảm bảo làm giảm tốc độ còn giúp cho động cơ tăng tải trọng tốt hơn.

Phân loại hộp giảm tốc theo cấu tạo và cấp độ khác nhau

Trong phần trên đã cơ bản hiểu rõ về hộp giảm tốc như thế nào rất đầy đủ và chính xác nhất. Nhưng để có thể phân loại dòng thiết bị này, sẽ dựa vào cấu tạo và cấp độ của sản phẩm được tổng hợp chi tiết trong phần dưới đây:

Cách phân loại hộp giảm tốc theo cấp độ

Thực tế, với hộp giảm tốc có đa dạng cấp độ như: 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Trong đó, bạn có thể hiểu rõ về từng cấp độ được phân loại hộp giảm tốc như sau:

  • Hộp giảm tốc 1 cấp: Đây là dòng có số lần thay đổi với tỷ số truyền động trong động cơ 1 lần duy nhất. Tùy vào từng nhu cầu sử dụng cho khách hàng, người ta sẽ tiến hành lựa chọn loại 1 cấp với dạng bánh răng trụ hay bánh răng nghiêng.
  • Hộp giảm tốc 2 cấp: Thiết bị này mang đến 2 lần thay đổi tỷ số truyền động. Với các lĩnh vực sản xuất thì hộp số giảm tốc 2 cấp luôn được sử dụng khá phổ biến. Trong đó, từ ngành cầu trục, thiết bị nâng hạ cho đến ngành cơ khí hay dệt may, khai thác,…
  • Hộp giảm tốc 3 cấp: Loại thiết bị này với số lầy thay đổi tỷ số truyền động lên đến 3 lần. Chúng thường được dùng tại các cẩu trục, băng tải, dây tời, máy cẩu nâng hạ cùng các loại xe cẩu cơ giới.
Phân loại hộp giảm tốc theo cấp tốc độ đơn giản
Phân loại hộp giảm tốc theo cấp tốc độ đơn giản

Hướng dẫn phân loại theo cấu tạo sản phẩm

Trong phần trên bạn đã phân loại hộp giảm tốc theo từng cấp tốc độ khác nhau rất chính xác. Ngoài ra còn được nhận diện thông qua cấu tạo của sản phẩm được tổng hợp chi tiết trong phần dưới đây:

Dựa vào bánh răng hành trình của thiết bị:

Loại thiết bị này được thiết kế, thực hiện việc cải tiến dạng truyền động bánh răng. Tất cả bánh răng luôn được thiết kế sao cho ăn khớp với nhau. Trong đó, với thiết kế kích thước nhỏ gọn cùng tỷ số truyền động trên động cơ lớn. Bởi vậy, chúng luôn được lắp đặt tại các vị trí động cơ có không gian nhỏ hẹp cần đến động cơ lớn.

Bánh răng côn cho hộp giảm tốc

Đây là một trong những phụ kiện được áp dụng để phân loại hộp giảm tốc. Trong đó, được thiết kế dễ sử dụng, thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo dưỡng và mang lại hiệu suất làm việc lớn. Nhưng hiện nay, với dòng 1 cấp dược thiết kế bánh răng côn nhỏ gọn. Đối với 2 cấp có kích thước rất lớn, vướng víu, cồng kềnh và chiếm nhiều diện tích.

Phân loại hộp giảm tốc nhờ vào trục vít

Trục vít còn gọi là guồng xoắn hay giảm tốc 1 bánh răng, được sử dụng thép không gỉ, bánh răng luôn được làm từ vật liệu đồng thau. Không những thế, với thiết bị này luôn có thêm 2 cái trục vào, 2 trục ra và 4 vòng bi đạn.

Cách lựa chọn hộp giảm tốc theo cấu tạo sản phẩm
Cách lựa chọn hộp giảm tốc theo cấu tạo sản phẩm

Dựa vào dạng bánh răng trục thẳng

Thiết bị này được thiết kế kế đúng tiêu chuẩn, sử dụng khá phổ biến trong công việc. Việc phân loại hộp giảm tốc theo loại này sẽ bám sát vào thiết kế với các loại như: cặp bánh răng với thiết kế ăn khớp nhau, hay dây truyền khuấy trộn hóa chất cùng ổ trục đầu ra.

Lựa chọn theo đồng trục cho hộp giảm tốc

Đối với hộp giảm tốc luôn được thiết kế với 2 trục song song cùng các bánh răng trục theo dạng nghiêng và ăn khớp lại với nhau. Các loại hộp giảm tốc đồng trục phổ biến như: đồng trục 2 cấp với động cơ có 2 lần mang đến thay đổi về tỷ số truyền động. Dòng này được thiết kế với kết cấu vỏ gọn nhẹ, nhờ được loại bỏ các chi tiết phức tạp nhất.

Lựa chọn hộp giảm tốc theo cyclo

Đối với việc phân loại hộp giảm tốc theo hình thức này khá độc đáo với thiết kế các con lăn và dĩa, hoạt động nhờ vào dạng trượt. Nhiều người lựa chọn loại thiết bị này với cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn nhưng luôn mang đến tỷ số truyền động lớn. Nhưng, với dòng thiết bị này luôn có nhược điểm là hiệu suất kẽm, tiêu hao năng lượng nhiều, khả năng tản nhiệt kém nên ít người sử dụng.

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin chia sẻ đến bạn cách phân loại hộp giảm tốc rất đầy đủ và chính xác. Mong rằng với những kiến thức trên đây đã mang lại cho người dùng sở hữu sản phẩm chất lượng và an toàn. Để có sự lựa chọn tốt nhất, liên hệ trực tiếp đến DLMECO sẽ được chuyên gia giải mã tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
Zalo
Messenger
Email