Phân tích chi tiết về điều khiển dây và điều khiển từ xa cho cầu trục

Nhằm có sự hiện diện về điều khiển dây và điều khiển từ xa cho hệ thống nâng hạ cầu trục chính xác. Đây được xem là loại thiết bị rất quan trọng và cần thiết sử dụng cho hệ thống cầu trục trên thị trường hiện nay. Với nhiệm vụ điều khiển mọi trạng tháng hoạt động để mang đến quá trình làm việc hiệu quả và đúng nhu cầu sử dụng. Để hiểu rõ hơn về dòng thiết bị này, hãy cùng DLMECO tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Tổng quan về điều khiển cầu trục là gì?

Điều khiển cầu trục chính là thiết bị giúp cho người vận hành dễ dàng điều khiển mọi hoạt động của cầu trục nhờ vào thao tác tay. Thường trong đó sẽ có các loại hoạt động như sau:

  • Sử dụng để yêu cầu lên / xuống trong quá trình điều khiển hành trình nâng hạ móc
  • Yêu cầu sản phẩm Đông / Tây trong hành trình di chuyển trái / phải của thiết bị palang
  • Thao tác tại phần Nam / Bắc cho hành trình cần di chuyển trái / phải trên thiết bị cầu trục.

Ngoài ra, loại thiết bị này còn được sử dụng để điều khiển nhiều loại hình khác như: đóng / mở gầu xúc, lựa chọn điều khiển 1 hay 2 pa lang cùng lúc,… Vậy cụ thể về sự khác biệt giữa điều khiển dây và điều khiển từ xa thế nào? Mời bạn cùng theo dõi trong các phần chia sẻ tiếp theo của chúng tôi.

Đôi nét cơ bản hiểu rõ về điều khiển cầu trục thế nào?
Đôi nét cơ bản hiểu rõ về điều khiển cầu trục thế nào?

Cách nhận diện điều khiển dây và điều khiển từ xa

Trong phần trên, bạn đã hiểu được điều khiển cầu trục là loại thiết bị được dùng để làm gì rất chính xác. Nhưng để dễ dàng nhận biết về điều khiển dây và điều khiển cầu trục, bạn cần nắm rõ về các ưu và nhược điểm của chúng mang lại như sau:

Hình ảnh nhận diện điều khiển dây
Hình ảnh nhận diện điều khiển dây

Tìm hiểu qua cấu tạo của sản phẩm

  • Điều khiển dây – Với thiết kế tay cầm có nút được kết nối với cầu trục / palang thông qua dây nhiều lõi. Phần tay điều khiển luôn được di chuyển chạy theo chiều cầu trục. Thường với tay điều khiển dây luôn được trang bị sẵn đúng tiêu chuẩn của pa lăng.
  • Điều khiển từ xa – Đây chính là thiết bị phát sóng vô tuyến gồm có 1 bộ phát / bay bấm cùng 1 bộ thu ở trên tủ điện palang hay cầu trục. Nhờ vào khả năng kết nối từ xa không gắn dây nên tay bấm điều khiển sẽ không di chuyển theo hoạt động cầu trục.
Hình ảnh nhận diện điều khiển từ xa
Hình ảnh nhận diện điều khiển từ xa

Những ưu và nhược điểm của điều khiển dây và điều khiển từ xa

Không chỉ nhìn nhận qua cấu tạo cơ bản của sản phẩm trong phần chia sẻ ở trên. Nhằm có sự đánh giá tốt nhất về dòng thiết bị này, bạn cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của chúng dưới đây:

Ưu / Nhược điểm Điều khiển dây Điều khiển từ xa
Ưu điểm Là phụ kiện đi kèm trên palang, người dùng không mất chi phí đầu tư cho thiết bị này.

Sản phẩm được kiểm định từ nhà sản xuất Palang, nên người dùng luôn tin tưởng vào chất lượng cũng như độ bền.

Thiết kế đơn giản với các cặp tiếp điểm và dây dẫn nên dễ dàng sửa chữa và thay thế. Chi phí đầu tư cho 1 bộ tay điều khiển dây chỉ mất tầm 1 triệu đồng.

Tay bấm được thiết kế cùng palang, tránh tình trạng người vận hành đứng quá xa điều khiển không chính xác và nguy hiểm.

Điều khiển dây không thể tháo rời nên tránh tình trạng mất thiết bị hay để ở vị trí dễ bị va đập và hư hỏng.

Tay bấm thiết kế rất linh hoạt, nên bạn sẽ tùy chọn được vị trí điều khiển thuận lợi nhất, giúp mọi người luôn dễ dàng thao tác chính xác.

Người vận hành ở vị trí xa, luôn đảm bảo an toàn tránh xảy ra tai nạn lao động. Tránh được môi trường độc hại: hơi nóng, khí độc,…

Không không sử dụng, người vận hành có thể bảo quản tay điều khiển từ xa ở trong tủ để tránh người không có nhiệm vụ sử dụng gây ra tai nạn.

Nhược điểm Người vận hành phải di chuyển cùng tải nên nguy cơ gây ra tai nạn rất dễ. Bạn đều có thể bị tải làm thương hay va đập ngã vào vật cản ở trên đường đi.

Người vận hành sẽ phải tiếp xúc với môi trường độc hại như: khí độc, hơi nóng như ở các nhà máy luyện thép,…

Thiết bị khá phức tạp khó sửa chữa, chi phí đầu tư gấp 3-4 lần so với điều khiển thường.

Dùng sóng vô tuyến nên trong môi trường nhiễu sóng mạnh, từ trường thì không thể sử dụng được hay giảm hiệu quả.

Bộ phát sử dụng pin AA, nên phải thay thường xuyên, nên cần kiểm tra pin thường xuyên.

Tay bấm là thiết bị điện tử tinh vi nên mỗi khi va đập, rơi nhiều sẽ dễ bị hư hỏng cho dù nhà sản xuất có nhiều biện pháp để khắc phục điều này nhờ vào việc trang bị cao su chống sốc hay túi cho quai đeo.

Thiết bị phát tách rời nên dễ bị thất lạc hay kẻ gian lấy trộm.

Lời kết

Bài viết ở trên là tất cả những thông tin chính xác nhất giúp anh em hiểu rõ về điều khiển dây và điều khiển từ xa như thế nào? Cùng đó là các thông tin nhận biết về sản phẩm chính xác và mang lại sự nhận diện hiệu quả cho người dùng có thiết bị an toàn nhất. Ngoài những thông tin này, để có sự lựa chọn tốt hơn nữa, hãy liên hệ với DLMECO sẽ được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
Zalo
Messenger
Email