Tủ điện điều khiển cầu trục thuộc một trong nhưng phụ kiện rất quan trọng để tạo ra hệ điện cầu trục hoạt động ổn định và trơn tru. Trong đó được cấu thành từ rất nhiều linh kiện khác nhau để tạo ra một hệ thống hoạt động chất lượng. Vậy cụ thể về tủ điện cầu trục như thế nào và cấu cấu tạo ra sao? Mời bạn cùng chuyên gia DLMECO tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.
Tổng quan cơ bản về tủ điện điều khiển cầu trục
Tủ điện cầu trục chính là phần rất quan trọng của hệ thống cấp điện cầu trục. Được sử dụng để truyền tải điện năng, cung cấp dòng điện ổn định đến hệ thống pa lăng. Mỗi khi hoạt động trực tiếp trên hệ dầm chính và giúp nâng hạ pa lăng hiệu quả.
Trong đó, động cơ tủ điện sẽ giúp chuyển đổi điện năng ra dòng điện và giúp cho bánh xe chủ động trong việc di chuyển dọc hệ thống đường ray. Cũng có thể nói cách khác, với tủ điện cầu trục được gọi là tủ điện điều khiển cầu trục, bởi chúng giúp kiểm soát tổng thể các hoạt động phân phối dòng điện cũng như điều chỉnh về công suất, cường độ dòng điện,… sao phù hợp với mọi ứng dụng cùng các thiết bị cầu trục. Từ đó giúp quá trình hoạt động cầu trục diễn ra mượt mà và ổn định.
Những thành phần tạo ra tủ điện cầu trục
Tủ điện cầu trục là một trong những sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong suốt quá trình vận hành cầu trục. Trong đó được chia ra làm các phần cụ thể trong phần dưới đây:
Cấu thành của vỏ tủ điện
Đối với vỏ tủ điện điều khiển cầu trục luôn được thiết kế theo dạng hình chữ nhật, vỏ tủ thường được đặt với kiểu thẳng đứng hay lắp ở bên cạnh dầm biên, dầm chính,… Mặt tủ được thiết kế dễ dàng tháo lắp, với độ dày tủ thường từ 1.5mm đến 2mm. Bên ngoài của tủ được sơn tĩnh điện và cho phép tăng khả năng chống rỉ sét rất tốt. Lớp vỏ tủ được sử dụng riêng cho hệ cầu trục – cổng trục ở ngoài trời và trong nhà xưởng.
Những thành phần lắp đặt trong tủ điện
Tất cả cấu kiện được sử dụng để lắp đặt ở trong tủ điện đều là các linh kiện khá phổ biến mà ta thường nghe đến. Chi tiết mọi phụ kiện có trong tủ điện được tổng hợp chi tiết trong phần dưới đây:
- Aptomat tổng: Chức năng giúp bảo vệ hoạt động từ pa lăng và động cơ dầm biên cầu trục trong mọi trường hợp xảy ra tình trạng ngắn mạch.
- Aptomat xe lớn: Giúp bảo vệ biến tần mỗi khi cầu trục di chuyển.
- Khởi động từ tổng: Cung cấp nguồn điện động lực cho toàn bộ cầu trục, và được trang bị nút dừng khẩn cấp mỗi khi xảy ra sự cố.
- Khởi động từ tiêu chuẩn: Cung cấp nguồn mở phanh động cơ dầm biên cho việc di chuyển cầu trục, nhận tín hiệu điều khiển từ xa cho biến tần.
- Biến tần động cơ cầu trục: Khi lựa chọn công suất biến tần trong việc làm mềm chuyển động dọc dầm biên sẽ tùy vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn từng loại biến tần thích hợp.
- Biến tần động cơ nâng hạ: Với dòng nâng hạ pa lăng sẽ có loại hai cấp tốc độ, chỉ cần sử dụng biến tần cho pa lăng giúp làm chuyển động ngang, để điều chỉnh công suất thích hợp khi vận hành.
- Đi ốt phanh: Dùng để điều chỉnh dòng điện một chiều (DC), giúp cho điều khiển phanh cầu trục hiệu quả
- Rơ le: Thiết bị này kết nối với biến tần, giúp thay đổi tốc độ và chiều tiến lùi cầu trục trong quá trình điều khiển và vận hành.
- Hệ thống đầu ra của động cơ và tín hiệu: Được sử dụng tay bấm điều khiển hay thiết bị điều khiển từ xa.
- Thiết bị liên quan khác: Cầu chì, ngắn mạch, bảo vệ quá tải, quá áp, chống mất pha, thấp áp,….
Nguyên lý hoạt động của tủ điện điều khiển cầu trục
Với phần trên đã cơ bản hiểu được bộ tủ điện cầu trục được cấu thành từ rất nhiều phụ kiện khác nhau. Trong đó, với thiết kế lắp kèm biến tần cùng chức năng chính giúp bảo vệ quá trình hoạt động và chuyển tải dòng điện diễn ra khá ổn định.
Đặc biệt, mang lại khả năng điều khiển cơ cấu di chuyển của hệ thống cầu trục. Tủ điện sử dụng để kiểm soát dòng điện cho mọi tác vụ có trên cầu trục như: Nâng hạ, Di chuyển, Khởi động, Dừng cầu trục.
Được lắp đặt giúp góp thêm phần tạo ra tác vụ như: di chuyển theo bộ phận cấu tạo cầu trục, nhờ vào điều chỉnh dòng điện được dùng để di chuyển pa lăng, điều chỉnh pa lăng nâng hạ. Đặc biệt, giúp cầu trục tạo ra hệ thống nâng hạ đa năng tại nhà xưởng, nhà máy rất hiệu quả.
Những ưu điểm quan trọng khi sử dụng tủ điện nâng hạ
Đối với tủ điện cầu trục luôn giúp cầu trục trong quá trình vận hành tổng thể hiệu quả cho việc truyền tải, điều chỉnh dòng điện và góp thêm quá trình điều khiển khi di chuyển hàng hóa. Đặc biệt, với những giá trị nổi bật của thiết bị này mang lại cho người dùng trong phần dưới đây:
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng với nhiều động cơ dầm biên có công suất đa dạng từ 0.4JKw cho đến 3.7Kw.
- Tủ điện được lắp đặt linh hoạt như dầm biên, dầm chính, hay chân cổng trục.
- Mang đến tốc độ di chuyển của cầu trục diễn ra đơn giản, dễ dàng điều chỉnh từ 1 tới 2 cấp tốc độ.
- Mọi công suất động cơ và pa lăng khác nhau đều có thể tùy biến, tạo ra những tủ điện điều khiển cầu trục với các thành phần khác nhau.
- Tủ điện được lắp đặt cho đa dạng tải trọng như: 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7.5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn,… 120 tấn.
- Tương thích với đa dạng các điều khiển như: Điều khiển tay bấm liền dây, Điều khiển từ xa hay dòng Cabin điều khiển.
- Đảm bảo an toàn cháy nổ, giảm mọi thiệt hại cho sự cố về điện gây ra đột ngột cùng các thiết bị bảo vệ như: Bảo vệ quá tải, Ngắn mạch, Bảo vệ lệch pha, Thấp áp và Quá áp.
Lời kết
Qua những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp bạn hoàn toàn hiểu rõ về tủ điện điều khiển cầu trục như thế nào? Đây được xem là một trong những thành phần rất quan trọng cho hệ điện cầu trục, mang lại quá trình hoạt động ổn định và an toàn. Nhằm mang đến quá trình sử dụng hiệu quả và đúng nhu cầu, bạn cần liên hệ trực tiếp với DLMECO sẽ được tư vấn và lựa chọn thiết bị an toàn nhất.