Tay bấm điều khiển cầu trục còn được gọi là bộ điều khiển, là một trong những bộ phận rất quan trọng được dùng trong hệ thống nâng hạ. Được sử dụng để vận hành cầu trục, cổng trục, pa lăng từ xa theo đường ray đảm bảo an toàn và chính xác. Vậy cụ thể về dòng thiết bị này được hiểu như thế nào? DLMECO mời bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về tay bấm điều khiển cầu trục là gì?
Tay bấm điều khiển cầu trục là thiết bị được sử dụng để vận hành cầu trục từ xa. Giúp người vận hành điều khiển các chuyển động nâng hạ, di chuyển ngang, dọc của cầu trục chính xác và an toàn. Trong đó, có 2 loại cho người dùng lựa chọn: tay bấm không dây và tay bấm có dây. Với mỗi loại đều mang lại công dụng và cách sử dụng khác nhau.

Tay bấm điều khiển cầu trục không dây: Với loại này luôn giúp người dùng dễ dàng điều khiển cầu trục mà không mất nhiều thời gian, công sức. Từ đó sẽ hạn chế các yếu điểm của tay bấm điều khiển mang lại cho người dùng. Đặc biệt, giúp hạn chế về sự cố mà chúng được gắn trên tay bám kèm theo hệ thống Pa Lăng.
Tay bấm điều khiển có dây: Loại tay bấm này được kết nối cùng cầu trục thông qua dây dẫn có chiều dài từ 9-15m. Về chiều dài của dây luôn tùy thuộc vào chiều dài dây cáp nâng hạ Pa lăng, thường người dùng sẽ quấn điều khiển lên trên cao và dùng khi tay bấm gặp sự cố hay sử dụng nâng hạ ở trường hợp yêu cầu độ chính xác cao.
Hướng dẫn cách sử dụng tay bấm điều khiển cầu trục hiệu quả
Để mang lại quá trình sử dụng tay bấm điều khiển cầu trục mang lại hiệu quả và an toàn trong quá trình vận hành. Bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn của từng dòng có dây và không dây trong phần dưới đây:
Cách sử dụng tay bấm điều khiển có dây
Đối với tay bấm có dây được sử dụng khá đơn giản và dễ dàng cho hệ thống cầu trục. Bạn cần làm theo các bước chỉ dẫn cụ thể như sau:
Bước 1: Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng:
Cần phải đảm bảo tay bấm luôn được kết nối chắc chắn với tủ điện cầu trục. Kiểm tra kỹ lưỡng điều khiển xem có bị hở, hay đứt dây hay không. Đảm bảo nút bấm luôn hoạt động bình thường.
Bước 2: Khởi động cầu trục
Cần cấp điện cho cầu trục hoạt động, và kiểm tra tin hiệu đèn báo trên hệ thống điều khiển.
Bước 3: Thực hiện thao tác tay bấm điều khiển cầu trục
- Nút lên / xuống: Thực hiện việc nâng hạ móc cẩu theo yêu cầu.
- Nút trái / phải: Dùng để di chuyển cầu trục theo phương ngang.
- Nút tiến / lùi: Sử dụng để di chuyển dọc đường ray cầu trục.
Bước 4: Dừng hoạt động
Thực hiện nhả tay bấm mỗi khi muốn dừng cầu trục, với trường hợp khẩn cấp nhấn vào nút “STOP” hay “EMERGENCY” để dừng ngay lập tức.
Bước 5: Tắt nguồn sau khi sử dụng
Khi kết thúc quá trình hoạt động và không còn sử dụng nữa, cần tắt nguồn cầu trục nhằm đảm bảo an toàn tốt nhất.

Hướng dẫn cách sử dụng tay bấm điều khiển không dây
Đối với tay bấm điều khiển cầu trục không dây được sử dụng cũng tương tự như loại có dây. Cụ thể về các bước sử dụng cụ thể trong phần dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra kỹ thiết bị trước khi sử dụng
Cần đảm bảo bộ thu phát ra tín hiệu hoạt động tốt. Kiểm tra kỹ pin trên tay bấm, thay pin khi cần thiết. Kiểm tra về khoảng cách hoạt động và tránh vùng nhiễu sóng.
Bước 2: Nhấn vào nguồn điều khiển
Thực hiện việc bật công tắc nguồn có trên tay bấm, đợi tín hiệu kết nối cùng hệ thống cầu trục.
Bước 3: Thao tác tay bấm điều khiển
- Nút lên / hạ xuống: Được dùng để nâng hạ móc cẩu dễ dàng.
- Nút điều hướng: Được dùng để chuyển sang ngang hay dọc theo yêu cầu.
- Nút nhanh / chậm: Dùng để điều chỉnh tốc độ tùy vào từng loại cầu trục.
Bước 4: Dừng hoạt động
Mỗi khi muốn dừng, nhả nút hay nhấn nút dừng khẩn cấp cần thiết nhất.
Bước 5: Tắt nguồn khi sử dụng
Khi đã kết thúc quá trình sử dụng, cần tắt tay bấm điều khiển để tiết kiệm pin. Tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng tay bấm điều khiển cầu trục an toàn
Nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng tay bấm điều khiển cầu trục. Ngoài các bước chỉ dẫn chi tiết ở trên, cần bỏ túi một vài điểm đáng lưu ý như sau:
- Kiểm tra thiết bị trước khi dùng: Phải đảm bảo tay bấm luôn hoạt động ổn định, không bị kẹt hay hư hỏng. Kiểm tra dây điều khiển nhằm tránh tình trạng rò điện, đứt dây. Với tay bấm không dây, kiểm tra kỹ phin và tín hiệu được kết nối nhằm đảm bảo điều khiển hoạt động ổn định.
- Nắm rõ nguyên tắc vận hành: Người dùng cần được đào tạo chi tiết và luôn đứng ở vị trí an toàn, tránh khu vực dưới vật nâng. Không dùng điều khiển khi có người trong vùng nguy hiểm. Cần tránh tay bị ướt, nhiễm dầu mỡ và không để điều khiển bị rơi trong quá trình thao tác.
- Dùng đúng chức năng: Không nhấn cùng lúc nhiều nút sẽ dẫn đến lỗi điều khiển. Tránh thao tác liên tục trong khoảng thời gian dài, làm nóng và hư hỏng tay bấm. Không bấm thả liên tục vào nút điều khiển sẽ gây ra rung lắc hoặc lỗi hệ thống.
- Dừng hoạt động đúng cách: Khi không còn sử dụng, đặt tay bấm ở nơi cố định, tránh tình trạng va đậm hay làm rơi vỡ. Sử dụng nút khẩn cấp trong các trường hợp nguy hiểm để ngắt hoạt động ngay tức thì. Khi sử dụng xong cần tắt nguồn và kiểm tra thiết bị trước khi cất giữ.
- Bảo dưỡng và bảo quản theo định kỳ: Nên vệ sinh tay bấm thường xuyên, tránh các tình trạng bám bụi, dính dầu mỡ dẫn đến hư hỏng nút bấm. Cần kiểm tra hệ thống điều khiển để sớm phát hiện lỗi kỹ thuật. nên thay pin định kỳ nhằm tránh mất tín hiệu khi vận hành.

Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin đã giúp bạn hoàn toàn nắm rõ về tay phát điều khiển cầu trục như thế nào? Mong rằng với những kiến thức cơ bản trên đây đã phần nào giúp bạn hoàn toàn hiểu rõ về dòng thiết bị này mang lại hoạt động an toàn và hiệu quả. Ngoài những thông tin cơ bản trên đây, để được hỗ trợ tốt hơn nữa hãy liên hệ ngay với DLMECO sẽ được giải đáp và sở hữu sản phẩm chất lượng.