Lắp đặt ray cầu trục được biết đến là một trong những bước làm rất quan trọng để có được hệ thống thiết bị nâng hạ an toàn và chất lượng. Khi lắp đặt đúng kỹ thuật sẽ giúp cho bánh xe di chuyển dễ dàng, đúng theo lộ trình được quy định. Vậy cụ thể có những phương án nào mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng DLMECO tìm hiểu các thông tin chi tiết trong bài viết sau.
Những rủi ro khi lắp đặt ray cầu trục không đúng theo quy định
Đối với việc lắp đặt ray cầu trục không đảm bảo an toàn, và không theo quy định sẽ gây ra sự cố rất nghiêm trọng và có thể gây ra mất an toàn với người vận hành. Trong đó có các phát sinh thường hay xảy ra như sau:

- Đường ray bị cong, lồi lõm và uốn lượn
- Hai bên của đường ray bị chéo nhau hoặc bên cao và bên thấp
- Trên bề mặt hay hai bên sườn ray đều bị hao mòn
- Phần cầu trục không thể di chuyển được.
- Cầu trục di chuyển xảy ra tình trạng bập bềnh
- Thiết bị cầu trục đều bị xô về một phía
- Một bánh xe của cầu trục bị nhảy ra khỏi phần đường ray
Khi thực hiện mua ray cho dòng thiết bị nâng hạ từ những đơn vị sản xuất hay nhà cung cấp đảm bảo uy tín và chất lượng. Đối với việc lắp đặt ray cầu trục cần được thực hiện nhờ vào nhà sản xuất chuyên nghiệp và uy tín.
Tổng hợp các phương án lắp đặt ray cầu trục hiệu quả
Để thực hiện việc lắp đặt ray cầu trục mang lại hiệu quả, an toàn và chất lượng tốt nhất. Thực tế có rất nhiều phương án để thực hiện quá trình lắp đặt ray điện khác nhau. Bạn có thể điểm qua một số cách cụ thể như sau:

Phương thức lắp đặt ray cầu trục sử dụng kẹp thép
Đây được xem là một trong những phương pháp được rất nhiều người dùng để lắp đặt ray cầu trục phổ biến nhất. Nhưng cần thực hiện theo các bước chỉ dẫn từ hệ thống đưa ra như sau:
- Bước 1 – Xác định chính xác về tâm ray, đặt ray, độ cao của ray và căn chỉnh chính xác
- Bước 2 – Tiến hành đặt ray và căn chỉnh chính xác, bắt phần bu lông cần cố định dầm và kẹp ray, xiết phần bu lông lại.
- Bước 3 – Bắt bu lông, với lỗ bắt bu lông ở trên kẹp ray đều là lỗ ovan để có thể điều chỉnh đúng vị trí kẹp chạy theo phương ngang.
Cách lắp đặt bu lông neo ray đơn giản
Tiến hành khoan lỗ ở trên thân ray cầu trục và thực hiện cố định nhờ vào bu lông neo ray. Đối với phương pháp lắp đặt ray điện cầu trục này được sử dụng theo dầm thép trên bề rộng tấm đỉnh không được vượt quá 400mm. Bu lông neo ray thường được thiết kế với đường kính từ 16 -50mm, có bề rộng đỉnh quá lớn, làm giảm đi khả năng chịu lực trong bulong. Trong đó, với kích thước sẽ phụ thuộc vào tải trọng của cầu trục
Sử dụng mối hàn để cố định ray
Lắp đặt ray cầu trục được hàn cố định lên trên dầm đỡ cần phải sử dụng loại vật liệu hàn thích hợp nhất, hàn đứt đoạn nhằm tránh biến dạng ray. Hạn trực tiếp ray lên dầm đỡ sẽ giúp mang lại một kết cấu không thể tách rời. Nhằm tránh tình trạng ray bị hở với dầm, lồi, vồng, khi thực hiện hàn cần sử dụng lực ép thật chặt xuống mặt dầm.
Đối với ứng suất sử dụng cho đường ray được tính từ ứng suất trên dầm đỡ, làm tăng cường về khả năng chịu lực có trên dầm. Đối với phương pháp này được dùng cho đường ray xe con cùng mức làm việc đạt dưới M5.
Khi sử dụng phương pháp hàn ray cố định trên dằm sẽ xảy ra tình trạng bên cao bên thấp và làm cho cầu trục di chuyển sẽ có xu hướng bị nghiêng về ray thấp, làm cho cầu trục dễ dàng bị xô ngang. Bởi vậy, đối với phương pháp lắp đặt này sẽ không được khuyến khích mặc dù chi phí đưa ra thấp.
Yêu cầu đối với việc lắp đặt ray cầu trục
Sau khi hoàn tất việc lắp đặt ray cầu trục diễn ra hoàn tất và chính xác nhất. Bạn cần phải đảm bảo yêu cầu cơ bản về kỹ thuật được đưa ra như sau:

- Đường ray phải thẳng, không bị cong, lồi lõm, võng hay xiên
- Sử dụng máy khoan để khoan các lỗ trên đường ray, không được khoét bằng nhiệt giúp tránh biến dạng đường ray.
- Vị trí về khoan lỗ bắt bu lông phải đúng với thiết kế, không được sai lệch quá 2mm.
- Trên bề mặt của mối nối ray cần phải phẳng và không tạo ra bậc.
- Tâm ray cũng như tâm dẫm đỡ khi lắp đặt đảm bảo trùng nhau và không được vượt quá 10mm
- Khoảng cách giữa các tâm của 2 đường ray bằng với khẩu độ cầu trục và không được vượt quá 5mm đối với cầu trục thường và không được vượt quá 3mm đối với cầu trục treo.
- Về độ nghiêng dọc trên bề mặt ray không được lớn hơn 1/1000, và cahcs 2 met phải đo duy nhất 1 lần, sự chênh lệch về độ cao của các điểm không được vượt quá 10mm.
- Độ với cao độ về điểm chuẩn ở trên bề mặt ray đúng với cao độ đã thiết kế cho cầu trục và không được quá 10mm so với cầu trục thường, không được vượt quá 5mm đối với cầu trục treo.
Lời kết
Bài viết ở trên là tất cả những thông tin chia sẻ đến bạn về cách lắp đặt ray cầu trục đảm bảo chất lượng và an toàn tốt nhất. Chắc chắn với những thông tin được chia sẻ trên đây đã phần nào giúp anh em có được một thiết bị an toàn khi sử dụng. Ngoài những kiến thức cơ bản trên đây, để được giải mã thêm nhiều thông tin mới khác, hãy liên hệ ngay đến DLMECO sẽ được tư vấn!