Tổng hợp các tiêu chuẩn chế tạo cầu trục an toàn và chất lượng

Tiêu chuẩn chế tạo cầu trục luôn được tập hợp từ những quy định về kỹ thuật cũng như độ an toàn để đảm bảo cầu trục luôn hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Vậy cụ thể có những tiêu chuẩn nào quan trọng cho việc lắp đặt. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin được DLMECO tổng hợp trong bài viết cụ thể dưới đây.

Những tiêu chuẩn được áp dụng trong cầu trục

Với mỗi quốc gia và cầu trục tại từng khu vực, đều có tiêu chuẩn chế tạo cầu trục khác nhau nhằm mang lại giá trị sử dụng an toàn và chất lượng. Cụ thể một vài tiêu chuẩn phổ biến nhất mà bạn cần nắm rõ như sau:

  • TCVN 4244:2005 – Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
  • TCVN 5206:1990 – Tiêu chuẩn an toàn về cầu trục, cổng trục và cần trục.
  • ISO 4301 – Phân loại các thiết bị nâng.
  • ISO 9927-1 – Kiểm tra định kỳ cầu trục.
  • FEM 9.511 – Tiêu chuẩn châu Âu về cầu trục.
  • CMAA 70 & CMAA 74 – Tiêu chuẩn của Hiệp hội Cầu trục Hoa Kỳ.
Tiêu chuẩn cơ bản áp dụng trong cầu trục
Tiêu chuẩn cơ bản áp dụng trong cầu trục

Chi tiết các tiêu chuẩn chế tạo cầu trục đảm bảo chất lượng

Trong phần trên đã cơ bản bạn nắm rõ về các tiêu chuẩn chế tạo cầu trục như thế nào? Nhưng để mang lại một sản phẩm chất lượng và an toàn, cần bỏ túi những quy định cụ thể được DLMECO tổng hợp chi tiết như sau:

Quy định trong thiết kế và kết cấu cầu trục

Trước hết với quy định về thiết và kết cấu của cầu trục đều liên quan đến các bộ phận như: dầm chính, hệ thống điện, ray chạy cầu trục, hệ thống phanh. Cụ thể với các thông tin được quy định đầy đủ như sau:

  • Dầm chính: Phải có khả năng chịu tải theo thiết kế và không bị biến dạng quá mức.
  • Ray chạy cầu trục: Được lắp đặt đúng chuẩn, đảm bảo độ thẳng và khoảng cách chính xác.
  • Hệ thống điện: Phải được bảo vệ chống rò rỉ, chập cháy và có tiếp địa an toàn.
  • Hệ thống phanh: Đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp mất điện.
Quy định có trong thiết kế và kết cấu cầu trục
Quy định có trong thiết kế và kết cấu cầu trục

Quy định trong lắp đặt cầu trục đúng tiêu chuẩn

Đây được xem là một trong những nội dung rất quan trọng để tạo ra một hệ thống cầu trục an toàn và chất lượng. Cụ thể với những quy định được đưa ra như sau:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi lắp đặt: Cần phải đánh giá về mặt bằng thi công, kiểm tra về thiết bị cũng như phụ kiện đúng tiêu chuẩn. Đặc biệt xác định rõ vị trí đặt ray cầu trục, cột đỡ và đường di chuyển.
  • Lắp đặt dầm cầu trục: Tiến hành lắp đặt ray chạy cầu trục, định vị và lắp đặt dầm chính lên cột hoặc giá đỡ. Kiểm tra độ thăng bằng và độ võng của dầm.
  • Lắp đặt cơ cấu di chuyển: Lắp động cơ di chuyển và hộp số, căn chỉnh bánh xe sao cho tiếp xúc đồng đều với ray.
  • Lắp đặt hệ thống nâng hạ: Cố định palang hoặc tời điện, Lắp đặt cáp nâng hoặc xích, Kiểm tra độ căng và độ chính xác của cáp.
  • Lắp đặt hệ thống điện: Đấu nối hệ thống điện theo đúng sơ đồ kỹ thuật, Đảm bảo hệ thống điện có tiếp địa an toàn, Kiểm tra các thiết bị điều khiển, nút dừng khẩn cấp.
  • Kiểm tra và nghiệm thu hoàn tất lắp đặt: Kiểm tra về tải trọng thử nghiệm, Kiểm tra cơ cấu nâng hạ – di chuyển – phanh, Đo độ võng của dầm chính, Kiểm tra thiết bị bảo vệ như cảm biến – giới hạn hành trình.

Đảm bảo an toàn lao động khi lắp đặt hoàn tất: Sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ như mũ bảo hộ, dây an toàn. Chỉ kỹ thuật viên có chuyên môn mới được vận hành cầu trục trong quá trình thử tải. Đảm bảo không có người đứng bên dưới cầu trục trong quá trình lắp đặt.

Quy định về lắp đặt cầu trục an toàn
Quy định về lắp đặt cầu trục an toàn

Kết luận

Việc lắp đặt cầu trục cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Sau khi lắp đặt, cần thực hiện kiểm định kỹ thuật để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và an toàn. Định kỳ bảo trì và kiểm tra cầu trục sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và hạn chế sự cố.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
Zalo
Messenger
Email